Hiện nay, phần lớn các bệnh viện mới đang chỉ tập trung điều trị chuyên môn mà vẫn chưa có bác sĩ chuyên về tâm lý hỗ trợ cho người bệnh, để giúp các bệnh nhân tránh bị sốc hay rơi vào trầm cảm.
Ghi nhận tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, chỉ còn một cánh tay, dù đang ở tuổi đời đầy khát khao và hoài bão, nỗi mặc cảm vì mất đi phần thân thể đã khiến một người thanh niên này rơi vào trầm cảm. Ngoài bệnh viện là nơi phải lui tới, anh không muốn đi đâu.
"Có những người mổ xong, người ta thấy một phần thân thể của họ, người ta cũng không chấp nhận mặc dù mình đã nói trước. Họ trầm cảm ngay khi còn trong bệnh viện" - bác sĩ Võ Hòa Khánh - Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, cho biết.
Trường hợp khác, sau khi điều trị bệnh trong bệnh viện 4 năm, một bé gái (trú tại Cà Mau) ít nói và không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh. Thay đổi này khiến chị Tiên - mẹ của bé - không khỏi lo lắng.
Điều trị tâm lý cho trẻ ngay trên giường bệnh đang là vấn đề trăn trở của bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy, Bệnh viện Nhi Đồng 2. Bởi theo bác sĩ, đây còn là vấn đề nhân văn.
Hiện một số bệnh viện kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu việc triển khai mô hình công tác xã hội điều trị tâm lý nhằm giúp bệnh nhân, nhất là trẻ em không bị ám ảnh trước thời gian điều trị dài ngày.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!