New Zealand lai tạo loại cừu ít xì hơi để ngăn biến đổi khí hậu

Trung tâm Tin tức VTV24-Chủ nhật, ngày 01/12/2019 19:39 GMT+7

VTV.vn - New Zealand, nơi có ngành chăn nuôi bò và cừu phát triển, trở thành nước đầu tiên trên thế giới áp dụng chỉnh sửa gen gia súc để hạn chế khả năng phát thải khí methane.

Khí methane thải ra từ hoạt động tiêu hóa của gia súc như bò và cừu chiếm một lượng lớn khí thải nhà kính toàn cầu, bên cạnh khí thải từ các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong.Cơ quan quản lý ngành chăn nuôi New Zealand đã áp dụng một biện pháp được gọi là "nhân giống theo giá trị" để giúp các nông dân lai tạo những giống cừu có đặc điểm mà họ muốn.

Những con cừu lai tạo này sẽ ít xì hơi, không chỉ thải ra ít khí methane hơn mà còn được cho rằng sẽ khỏe mạnh hơn. Dự kiến, trong vòng 2 năm tới, các nhà nghiên cứu có thể đưa những con cừu non có lượng phát thải khí methane thấp hơn bình thường vào chăn nuôi.

Hươu đỏ Scotland tiến hóa do biến đổi khí hậu Hươu đỏ Scotland tiến hóa do biến đổi khí hậu

VTV.vn - Các nhà khoa học phát hiện loài hươu đỏ tại Scotland đã phải tiến hóa để phù hợp với những thay đổi của môi trường sống.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước