Nguyên nhân là do thay vì kháng cự, người ăn xin lại phối hợp nhuần nhuyễn với những kẻ chăn dắt trong việc né tránh các cơ quan chức năng và tìm mọi cảnh để lấy lòng thương của cộng đồng. Trên thực tế, người ăn xin ban đầu có thể là đối tác cùng có thỏa thuận về lợi nhuận với những kẻ chăn dắt, nhưng rồi sau đó họ đã trở thành nạn nhân của sự bóc lột và bạo hành.
Đối tượng thiệt thòi nhất trong đường dây chăn dắt ăn xin thường là những người tàn tật và trẻ em. Một người đàn ông tàn tật ăn xin phải có mặt từ 6h và tới 17h vẫn phải ngồi xin. Thay vì đi học, một cậu bé thường xuyên xuất hiện cùng một phụ nữ trẻ tuổi. Trong lúc cậu bé phải đứng dậy đi ăn xin, việc của người phụ nữ là ngồi trong bóng mát để hưởng thụ và liên tục có nhiều hành động dọa dẫm, bạo hành với cậu bé. Những đứa trẻ bị đẩy ra đường với nhiệm vụ được giao là mang về ít nhất 1 triệu đồng/ngày, nhiều hơn thì không có thưởng, nhưng ít hơn sẽ bị trừng trị.
Từ sự thỏa hiệp, nay những người ăn xin đã trở thành nạn nhân. Kẻ chăn dắt biến các đối tượng trẻ em, người già, người tàn tật thành "phương tiện" kiếm tiền dựa vào lòng thương hại của cộng đồng. Có những người bằng cách này hay cách khác bị ép buộc vào tình cảnh hoàn toàn phụ thuộc vào sự sai khiến của những người đặt đồng tiền lên trên đạo đức.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!