Chiều 27 Tết, khắp các con ngõ của làng tranh Đông Hồ vẫn tất bật những chuyến xe chở hàng mã. Vừa qua đợt cao điểm sản xuất cho ngày ông Công ông Táo, những đơn hàng phục vụ cho 3 ngày Tết âm lịch lại dồn đến khiến người dân trong làng chẳng có 1 phút nghỉ tay lo sắm Tết. Gọi là làng tranh nhưng những bức tranh Đông Hồ nay chỉ còn trong ký ức của những người cao tuổi.
17 dòng họ làm tranh Đông Hồ từ đầu thế kỷ 16 đến nay chỉ còn 2 gia đình giữ nghề. Nuối tiếc một nét tinh hoa truyền thống, ông Nguyễn Đăng Chế đã thu gom tất cả những bộ ván in tranh từng bị người dân chẻ ra làm củi về cất giữ, bảo tồn. Hơn 200 bộ tranh với gần 1.000 bản khắc vẫn được in với số lượng nhỏ để phục vụ khách du lịch tới tham quan. Tuy nhiên, trước nhu cầu thị trường, một số bản in cổ cũng phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu đặt hàng của đối tác. Theo ông Chế, trước bối cảnh cả làng làm hàng mã thì thay đổi để tồn tại lại xu thế tất yếu.
Năm 2013, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Cùng năm đó, dự án khảo sát, quy hoạch và khôi phục Đình tranh Đông Hồ được khởi dựng với số vốn gần 60 tỷ đồng. Song đã 5 năm trôi qua, Đình tranh vẫn chưa thấy đâu, còn những nghệ nhân cũng đều đã gần trăm tuổi. Chẳng biết đến khi dự án hoàn thành liệu còn có ai nối dõi nghề tranh?
Đương đại hóa tranh Đông Hồ VTV.vn - Bộ tranh "Đương đại hóa tranh Đông Hồ" mang thông điệp chúc phúc cho một năm mới tràn đầy "Sức khỏe - Thịnh vượng - Hạnh phúc".
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!