Năm 2014, ông Trần Văn Quả (68 tuổi) được Bệnh viện Quân y 109 kết luận mắc bệnh thần kinh ngoại biên và tiểu đường tuýp 2 - vốn là hai căn bệnh có trong danh mục các bệnh liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam do Bộ Y tế ban hành. Nhưng sau 3 năm, hồ sơ đã nộp nhưng chế độ thì vẫn chưa.
Không may mắn giữ lại được giấy tờ xác nhận tham gia chiến trường như ông Quả, ông Nguyễn Văn Chính (Kim Xá, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đã mất toàn bộ giấy tờ nhập ngũ. Sau nhiều năm tìm kiếm trong vô vọng, ông đã liên tục bật khóc khi kể về nỗi khổ tâm của mình.
Không còn gì để chứng minh cho những năm tháng cống hiến cho đất nước nhưng hậu quả của cuộc chiến đã hằn sâu vào những thế hệ kế cận trong gia đình. Ông Chính có 3 người con trai, con đầu bị dị dạng bẩm sinh và chết ngay khi mới chào đời. Con trai thứ hai thì bị chậm phát triển, ba đứa con của anh cũng chỉ sống được vài tháng là qua đời. Còn người con trai thứ ba, gần 10 năm không nói được, đến khi trưởng thành lại ốm yếu, mất khả năng lao động.
Thời gian không chờ ai, nhất là những người trực tiếp tham gia cuộc chiến vốn đã ở cái tuổi gần đất xa trời.
Nỗi đau da cam ở Củ Chi VTV.vn - Đất thép Củ Chi, nơi từng hứng chịu những dư thừa sau các chuyến bay rải thảm chất độc hóa học cách đây hơn nửa thế kỷ, giờ vẫn tiếp tục chứng kiến những nỗi đau da cam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!