Khi dây chuyền lắc dọc nghĩa là đồng ý, còn lắc tròn nghĩa là không, những chiêu thức này đều được người bán hàng trước đó chỉ dạy để cầu tài, cầu lộc buôn bán suôn sẻ nhưng sự thật lại không như mơ.
Niềm tin mù quáng vào bùa ngải Kumanthong: Nhìn từ câu chuyện một cô gái ở Hưng Yên
Đâm lao nên phải theo lao, mặc dù sợ nhưng không dám bỏ, lý do là vì người bán hàng luôn nhồi nhét vào đầu óc cô gái này những câu chuyện về việv bị Kumanthong quật nếu như không cung phụng.
Khi nuôi Kumanthong, người nuôi sẽ phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để chi trả hàng ngày cho những bữa ăn hay quần áo mà chúng mặc, tung bình mỗi tháng khoảng từ 3 -5 triệu đồng. Theo Phó Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc nuôi hay buôn bán Kumanthong được cho là một dạng tà tín, mê tín dị đoan và trái với luật nhân quả. Còn dưới góc độ văn hóa, đây là vấn nạn đi ngược lại với giá trị truyền thống của người Việt.
Bùa ngải Kumanthong thực chất đã tồn tại hàng trăm năm nay, bên cạnh đó là những câu chuyện rùng rợn về siêu năng lực của loại bùa ngải này cũng được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội dẫn đến tâm lý hoang mang cho người đọc, khiến cho nỗi sợ hãi lại trở thành động lực dẫn đường cho những người nuôi hay chính những người bán hàng phải tiếp tục cung phụng một chú búp bê vô tri vô giác một cách phản khoa học.
Cũng nhờ chính mạng xã hội và những clip không có căn cứ khoa học mà năng lực của Kumanthong đã được thổi phồng lên. Cũng từ đây, cùng với sự sợ hãi, ước vọng làm giàu nhờ tâm linh của nhiều người mà Kumanthong đã trở thành một món hàng dễ buôn bán và trục lợi kiếm lời. Tại Việt Nam, việc buôn bán mê tín dị đoan đã có khung hình phạt xử lý. Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết còn thực tiễn để thực hiện thì lại không hề dễ dàng.
Khó khăn khi xử lý vi phạm buôn bán mê tín dị đoan Kumanthong trên mạng xã hội
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!