Phụ nữ bị bạo hành và vấn đề pháp lý

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 24/11/2016 15:55 GMT+7

VTV.vn - Nhiều phụ nữ bị bạo hành nhưng không tìm đến sự giúp đỡ của pháp luật. Họ sợ hãi, không dám lên tiếng do sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử và bị quấy rối nhiều hơn.

Tại Việt Nam, theo báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực gia đình năm 2010, có 58% phụ nữ bị bạo hành, 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực đã bị thương tích, trong số này có 60% cho biết họ bị thương tích hai lần trở lên và gần 20% bị thương tích 5 lần trở lên. Tuy nhiên, 87% nạn nhân không tìm đến sự giúp đỡ của pháp luật. 

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, sở dĩ trong xã hội hiện đại còn tồn tại phụ nữ bị chồng bạo hành chính là vẫn còn tư tưởng bất bình đẳng giới, hay nói cách khác là tư tưởng "nam quyền" từ chế độ phong kiến để lại. Người ta quan niệm đàn ông có quyền dạy vợ bằng nhiều cách, do đó người phụ nữ không phản kháng, họ cam chịu bởi tâm lý lo sợ, xấu hổ, e ngại nên không dám lên tiếng.

Mặc dù đã có Luật Phòng chống bạo lực gia đình nhưng thực tế hiệu lực chưa như mong muốn. Theo các luật sư cái khó trong xử lý các vụ bạo hành gia đình hiện nay là không ít địa phương thường còn cho rằng vợ chồng gây lộn là việc nội bộ gia đình.

Nếu nạn nhân khởi kiện ra tòa, thương tích phải trên 11% mới xử lý được, (trừ trường hợp dùng dao hoặc hung khí nguy hiểm). Điều này cũng đồng nghĩa là những trường hợp thương tích dưới 11% mà người gây bạo lực không sử dụng hung khí nguy hiểm rất khó khăn trong giải quyết, xử lý.

Chính vì vậy đã có không ít trường hợp khi nạn nhân bị bạo hành thương tích nghiêm trọng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu, lúc đó ngành chức năng mới vào cuộc. Cũng có không ít nạn nhân lúc đầu lên tiếng nhờ pháp luật nhưng sau đó lại từ chối việc giám định thương tích, rút đơn, xin tự giải quyết nội bộ, đó cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ bạo hành không dừng lại.

* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước