Thách thức để triển khai Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia trong cuộc sống

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 30/12/2019 14:29 GMT+7

VTV.vn - Thói quen tiêu dùng, tỷ lệ người dùng rượu bia vẫn rất cao... là những thách thức cho việc triển khai những quy định mới của Luật phòng chống tác hại rượu bia.

Từ ngày 1/1/2020, Luật phòng chống tác hại rượu bia sẽ chính thức có hiệu lực. Đây được đánh giá là bộ luật có rất nhiều điểm mới khi lần đầu tiên, Việt Nam ban hành một bộ luật toàn diện với các quy định phòng chống tác hại rượu bia.

Theo thống kê của Cục CSGT, chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm nay, có gần 84.000 trường hợp người điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, hơn 80.000 trường hợp là sử dụng xe máy. Rõ ràng, để thay đổi con số này, khi luật đi vào thực tiễn sẽ là cả một chặng đường. Bởi thực tế, ngay quy định, đã uống rượu bia thì không lái ô tô có từ cách đây hơn 10 năm vẫn đang trống khuyết trong ý thức của nhiều người.

Làm thế nào để thay đổi thói quen khi bước vào bàn nhậu sẽ là mục tiêu khó nhất mà Luật phòng chống tác hại rượu bia thực sự hướng tới. Bởi việc tiêu thụ rượu bia và những quan niệm trên bàn nhậu đã ăn sâu vào văn hóa của người Việt. Theo một nghiên cứu mới nhất, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu lớn nhất trên thế giới, gần 90% kể từ năm 2010.

Đáng nói, việc sử dụng rượu, bia lại đang ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt, tỷ lệ có uống rượu bia trong độ tuổi từ 14-17 tuổi là rất cao, chiếm đến gần một nửa. Trong khi đó, Luật phòng chống tác hại rượu, biađã khẳng định một lần nữa là cấm người dưới 18 tuổi sử dụng rượu bia cũng như cấm bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Nói cách khác, những người thực thi Luật sẽ phải đối phó không phải là với thiểu số mà sẽ là với đa số các đối tượng tiêu thụ rượu bia hiện nay.

Một điều khá thách thức nữa đối Luật phòng chống tác hại rượu bia đó là thời điểm bắt đầu có hiệu lực của luật lại rơi vào đúng thời gian cận Tết Nguyên đán Canh Tý trong khi trước Tết, trong Tết và sau Tết lại luôn là cao điểm của việc tiêu thụ đồ uống có cồn. Số vụ tai nạn giao thông vì rượu bia ở dịp Tết luôn cao hơn so với những ngày bình thường.

Khi chưa thể thay đổi được ý thức, thói quen và lại rơi vào thời điểm nhạy cảm có lẽ chúng ta chỉ có thể trông chờ vào các chế tài của Luật, cùng với việc thực thi nghiêm túc, răn đe và cảnh báo. Hiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật cũng như quy định chi tiết về việc xử phạt, xử lý các vi phạm theo Luật phòng chống tác hại rượu bia cđang được Bộ Y tế cùng các Bộ, ngành liên quan chỉnh lý, nhằm ban hành kịp thời vào đầu năm 2020.

[Infographic] Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng chống tác hại rượu, bia [Infographic] Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng chống tác hại rượu, bia

VTV.vn - Xúi giục, ép buộc người khác uống rượu, bia hay điều khiển phương tiện khi trong máu có nồng độ cồn là những hành vi bị nghiêm cấm trong bộ luật có hiệu lực từ 1/1/2020.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước