Tin giả - Vấn nạn tại nhiều quốc gia

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 03/10/2019 15:37 GMT+7

VTV.vn - Do sự quản lý lỏng lẻo của các mạng xã hội, tin giả xuất hiện ngày càng nhiều và đang trở thành một vấn nạn không chỉ của Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Có tới 86% người dùng Internet thừa nhận họ bị lừa do tin giả, chủ yếu xuất phát trên mạng xã hội Facebook. Không chỉ lan truyền trên thế giới mạng, nguy hiểm hơn, tin giả đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Nhức nhối nạn đánh hội đồng tại Ấn Độ do tin giả

20 mạng người bị đánh hội đồng đến chết, hay 1 người bị đám đông 2.000 người đuổi đánh đến tử vong…, tất cả chỉ vì những tin đồn vô căn cứ lan truyền trên Whatsapp, rằng họ là băng đảng bắt cóc trẻ con. Tại Ấn Độ, có hơn 1 tỷ chiếc điện thoại được kết nối mạng, nhưng nhiều trong số đó lại là công cụ làm lan truyền tin giả, tin sai sự thật. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng tại những vùng sâu vùng xa của Ấn Độ, nơi người dân thường không có thói quen xác thực thông tin. Chính vì vậy, những tin đồn như bắt cóc trẻ em có thể dễ dàng gieo rắc nỗi sợ hãi, tức giận và thôi thúc người ta có những hành vi cực đoan, gây ra hậu quả không thể cứu vãn với nạn nhân.

Tin giả lan truyền trong thảm họa, gây hỗn loạn

Còn tại Indonesia, tin giả đã gây ra cả một sự hỗn loạn ngay trong thời điểm nước này đang phải khắc phục hậu quả của thảm họa kép động đất-sóng thần. Cách đây 1 năm, trên mạng bắt đầu lan truyền những tin giả như sắp có trận động đất mạnh hơn hay vỡ đập. Mục đích nhằm khiến người dân hoang mang, bỏ đi sơ tán để trộm đồ.

Một số người đã dùng hình ảnh và video giả mạo để làm tăng độ nghiêm trọng của sự việc. Tin giả kiểu này đánh trúng vào tâm lý người dân khi vừa phải gồng mình để tái thiết cuộc sống, vừa hoang mang trước nguy cơ một thảm họa tương tự có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chính quyền Indonesia ngay sau đó đã phải lên tiếng bác bỏ những thông tin trên để trấn an người dân.

Tin giả về vaccine gây ảnh hưởng đến cộng đồng

Một ví dụ khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng, đặc biệt là các nước phát triển, đó chính là vaccine. Những nội dung gợi ý hiển thị đầu tiên khi tìm kiếm về vaccine trên Facebook sẽ là "vaccine và tự kỷ" hay "antivaccine". Khi bấm vào gợi ý, kết quả sẽ trả về các trang Facebook lan truyền thông tin sai lệch về vaccine.

Trên Instagram cũng vậy, khi tìm kiếm theo hashtag, kết quả hàng đầu là #vaccineskill, có nghĩa là vaccine chết người, với hơn 17.000 bài viết. Hậu quả là ngày càng nhiều bậc phụ huynh trở nên hoài nghi, thậm chí từ chối phương thức phòng bệnh này cho con và khiến Mỹ rơi vào dịch sởi tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Luật chống tin giả ở Singapore chính thức có hiệu lực Luật chống tin giả ở Singapore chính thức có hiệu lực

VTV.vn - Luật Bảo vệ khỏi sự thao túng và lừa dối trực tuyến của Singapore đã chính thức có hiệu lực từ ngày 2/10.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước