TP.HCM bị động theo dõi mức độ ô nhiễm môi trường

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 11/10/2019 19:24 GMT+7

VTV.vn - Quy trình quan trắc bằng phương pháp thủ công gián đoạn đã khiến cho TP.HCM bị động theo dõi mức độ ô nhiễm môi trường, đặc biệt khi có những hiện tượng bất thường.

Không dễ để xác định được chính xác hiện tượng sương và mù sương có nguyên nhân từ đâu nhưng vào giữa trưa nắng, tình trạng mờ sương ở những tòa nhà thấy rất rõ. Người dân rất quan tâm hiện tượng này kéo dài trong bao lâu.

Mặc dù người dân quan tâm nhưng thực tế, cơ quan quản lý môi trường không thể trả lời ngay được. Thậm chí, sau khi tình trạng này diễn ra hơn 1 tuần, Trung tâm Quan trắc mới đưa ra thông tin khuyến cáo với một vài chỉ số về thay đổi khí hậu và ô nhiễm. Lý giải về tình trạng chậm trễ này, Trung tâm Quan trắc môi trường TP.HCM cho biết, do các trạm quan trắc phải dùng phương pháp thủ công gián đoạn. Cụ thể:

1. Lấy mẫu tại trạm quan trắc (gián đoạn)

2. Sấy khô 24 giờ (Phòng thí nghiệm)

3. Đưa ra ngoài ổn định

4. Cân độ ô nhiễm (thủ công)

5. Từ 3 - 5 ngày có kết quả.

Hiện nay, toàn TP.HCM có khoảng 30 vị trí quan trắc nhưng hoàn toàn thủ công và gián đoạn nên kết quả đo lường rất chậm. Từ năm 2016, TP.HCM đã có đề án xây dựng hệ thống quan trắc tự động nhưng triển khai rất chậm.

Ước tính đến năm 2030, TP.HCM sẽ xây dựng 18 trạm quan trắc tự động. Tuy nhiên hiện nay, với phương pháp thủ công, gián đoạn không thể chính xác. Nếu có sự cố về ô nhiễm môi trường, việc xác đinh ngay và có phương án khuyến cáo người dân phòng tránh nhiễm độc không hề dễ dàng.

Nơi nào ô nhiễm không khí nhất TP.HCM? Nơi nào ô nhiễm không khí nhất TP.HCM?

VTV.vn - Theo kết quả của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở TN&MT, nơi ô nhiễm nhất TP.HCM nằm ở Quận 2, chủ yếu do bụi lơ lửng và tiếng ồn từ hoạt động giao thông.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước