Xả thải ra môi trường và bài học từ thảm họa Minamata ở Nhật Bản

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 26/04/2016 14:44 GMT+7

VTV.vn- Tăng trường kinh tế và vấn đề môi trường luôn là sự lựa chọn khó khăn với bất cứ quốc gia nào. Nếu không thể cân bằng 2 yếu tố trên, những hiểm họa tiềm ẩn luôn là rất lớn.

Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế và khoa học hàng đầu thế giới nhưng đã từng phải trải qua một bài học đau đớn có tên "Căn bệnh Minamata" từ việc xử lý chậm các ảnh hưởng của nước thải công nghiệp ra môi trường

Năm 1956, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra tại thành phố Minamata, tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Cùng với đó, hàng loạt nhiều người dân tại thành phố này bắt đầu mắc một chứng bệnh kì lạ: gặp khó khăn trong việc đi lại, nói và co giật. Các bác sĩ thông báo hệ thần kinh trung ương của các bệnh nhân đều bị tổn thương. Căn bệnh này sau đó được đặt tên là căn bệnh Minamata.

Cuộc điều tra được tiến hành sau đó đã tập trung nghi vấn về các chất thải công nghiệp của tập đoàn hóa chất Chisso. Tất cả các chất thải công nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất, trong đó có Metyl thủy ngân là một chất độc cực mạnh đều được đổ thẳng xuống vịnh Minamata.

Các nhà khoa học kết luận rằng chính chất kim lọai nặng mà nhà máy Chisso thải ra là nguyên nhân của bệnh Minamata. Một lượng cực lớn thủy ngân được tìm thấy trong các loài cá ở vịnh Minamata và sau đó đã tác động đến hệ thần kinh của gia đình các ngư dân sống trong vùng.

Sự chậm chễ trong xử lý đã khiến căn bệnh Minamata kéo dài trong suốt 12 năm và khiến 2.265 người mắc bệnh trong đó có 1.784 người thiệt mạng. Mãi đến năm 1968, Chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận bệnh Minamata và cùng năm Chisso mới ngừng đổ chất thủy ngân ra vịnh Minamata. Chisso sau đó đã bị phán quyết phải bồi thường hàng triệu đô la cho các nạn nhân.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước