Một số lượng không nhỏ người dùng Android đã và đang vô tình tải về các ứng dụng chứa mã độc. Những mã độc này sẽ thu thập dữ liệu của người dùng trên smartphone bị nhiễm và tự động chèn bộ công cụ rootkit cho phép hacker truy nhập vào hoạt động của máy tính ở mức căn bản nhất mà chủ nhân không hề hay biết. Toàn bộ thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng, tài khoản Google, email… của người dùng đều bị đánh cắp và smartphone có nguy cơ bị cài đặt thêm nhiều mã độc.
Một trong những mã độc điển hình trên các thiết bị Android là Gooligan. Mã độc này cho phép các hacker truy cập vào toàn bộ Google Photos, Google Play, Google Docs và tài khoản gmail của người dùng. Theo báo cáo, có tới 1,3 triệu tài khoản Google từng bị nhiễm mã độc này, trong số đó, 57% số tài khoản thuộc khu vực châu Á, 19% tại Mỹ, 15% tại châu Phi và 9% tại châu Âu. Tuy nhiên, mã độc chỉ gây ảnh hưởng trên các phiên bản hệ điều hành Android cũ như Jelly Bean, KitKat và Lollipop. Chưa có trường hợp ghi nhận thiết bị cài đặt Android Marshmallow hay Android Nougat dính mã độc này.
Cách mã độc Gooligan xâm nhập vào thiết bị Android của người dùng
Gã khổng lồ tìm kiếm đã gỡ bỏ những ứng dụng chứa mã độc khiến 13.000 tài khoản Google bị tấn công mỗi ngày trên cửa hàng Play Store. Nếu phát hiện máy bị nhiễm mã độc, người dùng cần cài đặt lại hệ điều hành cho smartphone và thay đổi toàn bộ mật khẩu của các tài khoản, email lưu trên thiết bị.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!