Nhiệm vụ của các máy bay này là phun thuốc trừ sâu và cung cấp các vật liệu canh tác khác trên khắp cả nước.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội ngày 19/2, Thủ tướng Narendra Modi nhấn mạnh, chiến lược này là một "sáng kiến rất mới lạ và thú vị" dành cho người nông dân, đồng thời mở ra "một chương mới trong định hướng phát triển hệ thống canh tác hiện đại của thế kỷ 21". Ông nêu rõ, công nghệ mới sẽ hỗ trợ người nông dân, đồng thời giúp ngành nông nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Thủ tướng Modi đồng thời cho biết, hãng sản xuất máy bay không người lái Garuda Aerospace hiện đã đặt mục tiêu sản xuất 100.000 máy bay không người lái trong hai năm tới. Ông khẳng định: "Một hệ sinh thái mới của các công ty khởi nghiệp về thiết bị bay không người lái đang được tạo ra ở Ấn Độ. Hiện tại, có hơn 200 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực cung cấp thiết bị bay không người lái đang hoạt động tại nước này. Con số này sẽ sớm lên tới hàng nghìn công ty và theo đó, sẽ tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm mới".
Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu các thiết bị bay không người lái (UAV). Theo tuyên bố của Bộ Hàng không dân dụng Ấn Độ, lệnh cấm này nhằm thúc đẩy sản xuất các sản phẩm UAV ở trong nước và có hiệu lực từ ngày 9/2/2022.
Đáng chú ý, lệnh cấm không áp dụng với hoạt động nhập khẩu các loại UAV phục vụ mục đích nghiên cứu và phát triển, quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thiết bị bay không người lái cho các mục đích này cần phải được cấp phép phù hợp.
Năm 2021, Bộ Hàng không dân dụng Ấn Độ đã bãi bỏ một loạt thủ tục cấp phép nhằm khuyến khích nghiên cứu và phát triển UAV với hy vọng đưa Ấn Độ trở thành một trung tâm sản xuất thiết bị bay không người lái.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!