Ấn tượng đêm chung kết cuộc thi thuyết trình khoa học FameLab

VTV News-Thứ năm, ngày 23/04/2015 18:40 GMT+7

Vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm đại sứ truyền thông khoa học - FameLab

VTV.vn - Ngày 22/4, đêm chung kết cuộc thi Tìm kiếm đại sứ truyền thông khoa học - FameLab lần thứ nhất tại Việt Nam đã diễn ra với những bài thuyết trình ấn tượng của 12 thí sinh.

FameLab là một cuộc thi thuyết trình về khoa học, được bắt đầu từ năm 2005 tại Liên hoan khoa học Cheltenham Science Festival ở Vương quốc Anh. Kể từ đó, cuộc thi đã nhanh chóng trở thành mô hình phát hiện, đào tạo, tư vấn cho các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật công nghệ nhằm chia sẻ tình yêu khoa học và đam mê sáng tạo với cộng đồng. Những người tham dự FameLab sẽ trình bày về một chủ đề khoa học, công nghệ, kỹ thuật để kết nối và thu hút người nghe trong khoảng thời gian tối đa là 3 phút.

Bà Cherry Gough - Giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam và GS.TS.NGƯT. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

Bà Cherry Gough - Giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam và GS.TS.NGƯT. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2015, Hội đồng Anh đã hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức và chính thức khởi động cuộc thi FameLab tại Việt Nam từ cuối tháng 1/2015. Ngày 1/4/2015, sau khi kết thúc vòng sơ loại, các bài dự thi được xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận bởi Ban Giám khảo để chọn ra 16 thí sinh xuất sắc nhất tham dự vòng chung khảo cuộc thi. Những thí sinh này đã được chuyên gia Malcolm Love - cựu nhà báo, nhà sản xuất truyền hình kiêm dẫn chương trình của hãng truyền thông BBC - tập huấn từ ngày 7 - 11/4/2015 nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vòng chung kết. Kết thúc khóa tập huấn, 12 thí sinh xuất sắc nhất đã được lựa chọn để tự tin tỏa sáng trong đêm chung kết.

Ngày 22/4 vừa qua, vòng chung kết cuộc thi FameLab lần thứ nhất tại Việt Nam với tên gọi “Tìm kiếm đại sứ truyền thông khoa học” đã diễn ra tại Giảng đường Ngụy Như Kin Tum, Đại học Tổng hợp, Hà Nội. Tại đây, 12 thí sinh đã thể hiện khả năng thuyết trình của mình để giới thiệu cho khán giả về một chủ đề công nghệ, khoa học, kỹ thuật cũng như thuyết phục Ban Giám khảo chọn mình là người chiến thắng.

Ba vị giám khảo - bộ ba quyền lực nắm quyền quyết định chủ nhân tấm vé đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi FameLab thế giới bao gồm:

Ba vị giám khảo quyền lực nhất trong cuộc thi

Ba vị giám khảo "quyền lực" nhất trong cuộc thi

- Nhà báo TS. Tạ Bích Loan - Trưởng Ban Biên tập VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam.

- GS.TS. Mai Trọng Nhuận - Chuyên gia cao cấp - Chủ tịch Hội đồng đảm bảo chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội - nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

- TS. Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT.

Chủ đề thuyết trình của các thí sinh hết sức đa dạng, từ những công nghệ hiện đại tới những điều bình thường nhất trong cuộc sống.

Nguyễn Thị Thu Diệu (Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh) với chủ đề Tổng hợp ống Nano Carbon đơn thành từ nguồn nguyên liệu lỏng và một số ứng dụng

Nguyễn Thị Thu Diệu (Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh) với chủ đề "Tổng hợp ống Nano Carbon đơn thành từ nguồn nguyên liệu lỏng và một số ứng dụng"

Hoàng Hà (Đại học Công nghệ) với chủ đề Ứng dụng công nghệ Plasma lạnh trong diệt trùng và khử khuẩn

Hoàng Hà (Đại học Công nghệ) với chủ đề "Ứng dụng công nghệ Plasma lạnh trong diệt trùng và khử khuẩn"

Nguyễn Khánh Linh (Đại học Khoa học Tự nhiên) với chủ đề Nghiên cứu phát triển pin nhiên liệu sinh học như một thiết bị cảm biến đánh giá chất lượng nước thải

Nguyễn Khánh Linh (Đại học Khoa học Tự nhiên) với chủ đề "Nghiên cứu phát triển pin nhiên liệu sinh học như một thiết bị cảm biến đánh giá chất lượng nước thải"

Nguyễn Huỳnh Anh Khôi (Đại học Cần Thơ) với chủ đề Gây quỹ cộng đồng và những nhân tố ảnh hưởng đến một dự án gây quỹ

Nguyễn Huỳnh Anh Khôi (Đại học Cần Thơ) với chủ đề "Gây quỹ cộng đồng và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của một dự án gây quỹ"

Nguyễn Quang Đạo (Đại học Khoa học Tự nhiên) với chủ đề Một phương pháp mới để phát hiện và chẩn đoán bệnh lao sử dụng hạt từ nano gắn kháng thể

Nguyễn Quang Đạo (Đại học Khoa học Tự nhiên) với chủ đề "Một phương pháp mới để phát hiện và chẩn đoán bệnh lao sử dụng hạt từ nano gắn kháng thể"

Nguyễn Hà Thanh (Đại học Công nghệ) với chủ đề Dạy những chiếc máy biết đánh cờ

Nguyễn Hà Thanh (Đại học Công nghệ) với chủ đề "Dạy những chiếc máy biết đánh cờ"

Hoàng Thị Nam Phương (Đại học Massey, New Zealand) với chủ đề Hiệu quả tiềm năng của hoạt động thể chất trong điều trị cho trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý

Hoàng Thị Nam Phương (Đại học Massey, New Zealand) với chủ đề "Hiệu quả tiềm năng của hoạt động thể chất trong điều trị cho trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý"

Dương Mỹ Phụng (Đại học Cần Thơ) với chủ đề Ứng dụng của công nghệ tế bào gốc trong y học

Dương Mỹ Phụng (Đại học Cần Thơ) với chủ đề "Ứng dụng của công nghệ tế bào gốc trong y học"

Nguyễn Thị Phương (Đại học Khoa học Tự nhiên) với chủ đề Bảo hiểm sinh học - Tế bào gốc từ dây rốn

Nguyễn Thị Phương (Đại học Khoa học Tự nhiên) với chủ đề "Bảo hiểm sinh học - Tế bào gốc từ dây rốn"

Vũ Danh Việt (Đại học Công nghệ) với chủ đề Vì sao mưa lại có mùi?

Vũ Danh Việt (Đại học Công nghệ) với chủ đề "Vì sao mưa lại có mùi?"

Cao Văn Tâm (Đại học Khoa học Tự nhiên) với chủ đề Phản vật chất

Cao Văn Tâm (Đại học Khoa học Tự nhiên) với chủ đề "Phản vật chất"

Huỳnh Ngọc Thái Anh (Đại học Cần Thơ) với chủ đề Hệ thống hỗ trợ giảng dạy bằng công nghệ nhận dạng cử chỉ

Huỳnh Ngọc Thái Anh (Đại học Cần Thơ) với chủ đề "Hệ thống hỗ trợ giảng dạy bằng công nghệ nhận dạng cử chỉ"

Những câu hỏi của Ban Giám khảo cũng đa dạng không kém, từ những câu hỏi khá hóc búa, gây khó khăn cho các thí sinh, cho tới những câu hỏi vô cùng thú vị, dí dỏm, mang tới tiếng cười vang trên khắp giảng đường tổ chức cuộc thi.

Nhà báo Tạ Bích Loan thường đưa ra một số câu hỏi khá thú vị để giúp giảm bớt căng thẳng cho các thí sinh

Nhà báo Tạ Bích Loan thường đưa ra một số câu hỏi khá thú vị để giúp giảm bớt căng thẳng cho các thí sinh

Giảng đường Ngụy Như Kon Tum - nơi tổ chức cuộc thi - chật cứng khán giả

Giảng đường Ngụy Như Kon Tum - nơi tổ chức cuộc thi - chật cứng khán giả

Kết thúc vòng chung kết, Ban Giám khảo đã chọn ra được 1 giải thưởng cho thí sinh được yêu thích nhất, 2 giải Ba, 2 giải Nhì và 1 giải Nhất. Với bài thuyết trình đầy ấn tượng và màn trả lời câu hỏi đầy sức thuyết phục, Vũ Danh Việt đến từ Đại học Công nghệ đã chiến thắng trong cuộc thi để giành tấm vé tới Vương quốc Anh tham dự vòng chung kết toàn cầu FameLab International Final tại Liên hoan Khoa học Cheltenham vào tháng 6/2015.

Nguyễn Thị Phương đến từ Đại học Khoa học Tự nhiên đã giành được Giải thưởng được khán giả yêu thích nhất với số lượng bình chọn cao nhất

Nguyễn Thị Phương đến từ Đại học Khoa học Tự nhiên đã giành được Giải thưởng được khán giả yêu thích nhất với số lượng bình chọn cao nhất

Nguyễn Thị Thu Diệu (Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh) và Hoàng Thị Nam Phương (Đại học Massey) đã giành được giải Ba của cuộc thi

Nguyễn Thị Thu Diệu (Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh) và Hoàng Thị Nam Phương (Đại học Massey) đã giành được giải Ba của cuộc thi

Nguyễn Quang Đạo và Cao Văn Tâm cùng đến từ Đại học Khoa học Tự nhiên đã giành giải Nhì của cuộc thi

Nguyễn Quang Đạo và Cao Văn Tâm cùng đến từ Đại học Khoa học Tự nhiên đã giành giải Nhì của cuộc thi

Vũ Danh Việt đến từ Đại học Công nghệ đã xuất sắc giành được giải Nhất của cuộc thi

Vũ Danh Việt đến từ Đại học Công nghệ đã xuất sắc giành được giải Nhất của cuộc thi

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước