Theo tờ Computer Weekly, tài nguyên quý nhất thế giới bây giờ không phải vàng, cũng không phải dầu, mà chính là dữ liệu và thông tin. Dữ liệu đem lại nhiều tiền và đóng góp cho tăng trưởng GDP thế giới nhiều hơn bất kỳ loại hàng hóa nào.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp không muốn chính phủ can thiệp vào cách họ sử dụng dữ liệu. Một nguồn tài nguyên như vậy nếu được sử dụng tự do không cấm đoán thì có khả năng sinh lời hàng chục tỷ đô.
Ngược lại, trường hợp của Trung Quốc khá đặc biệt, theo tờ Guardian của Anh. Vì sự can thiệp của chính phủ lại có lợi cho doanh nghiệp quốc nội. Trung Quốc có mạng Internet khép kín bậc nhất thế giới. Việc xây dựng một bức tường lửa như vậy không đơn thuần vì lý do chính trị, mà còn vì kinh tế. Dân số Trung Quốc hiện nay là 1 tỷ 379 triệu người, là 1 tỷ 379 triệu bộ dữ liệu có thể khai thác cho hàng nghìn doanh nghiệp.
Những cái tên như Alibaba, Tencent, hay Baidu chính là điển hình của những đứa trẻ trưởng thành trong một sân chơi vốn chỉ dành riêng cho họ, theo tờ Fortune.
Theo trang CNN, người dùng khu vực Đông Nam Á không quan tâm nhiều tới việc bảo mật thông tin cá nhân.
Dữ liệu của người dùng chính là tiền tệ của Facebook. Chỉ tới khi mọi việc đã đi quá xa, Facebook mới quyết định thay đổi. Nhưng những người dùng cũng đã nộp thuế - thông tin cá nhân cho Facebook - để họ bán lại cho các nhà quảng cáo và góp phần giúp họ, cùng nhiều các công ty công nghệ khác thống trị một thị trường quảng cáo trực tuyến màu mỡ lên tới 83 tỷ USD.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!