Đây là kết quả nghiên cứu mới công bố rất đáng chú ý bởi Hugh Pennington, giáo sư về vi khuẩn học tại Đại học Aberdeen.
Nghiên cứu chỉ ra rằng điện thoại có vỏ nhựa bẩn gấp 7 lần bồn cầu nhà vệ sinh. Để chứng minh cho điều này, giáo sư Hugh Pennington đã thực hiện quét một vị trí trên bồn cầu vệ sinh và phát hiện ra 220 điểm sáng, nơi có chứa vi khuẩn.
Thực hiện với một chiếc điện thoại thì phát hiện có đến trung bình 1.479 điểm sáng nơi chứa vi khuẩn.
Trung bình một chiếc điện thoại bẩn gấp 7 lần bồn cầu nhà vệ sinh
Thậm chí, theo giáo sư Hugh Pennington, tại một khảo sát trên 50 chiếc điện thoại cho thấy vi khuẩn tồn tại lâu nhất trên những thiết bị có vỏ bằng da. Ước tính điện thoại có vỏ bằng da bẩn gấp đến 17 lần bồn cầu nhà vệ sinh.
"Điện thoại cũng giống như khăn tay là nơi tiềm ẳn chứa rất nhiều vi khuẩn bởi đây là những thiết bị mà chúng ta tiếp xúc vật lý một cách rất nhiều lần trong ngày", giáo sư Hugh Pennington cho biết.
Đây không phải lần đầu tiên những cảnh báo về việc "mất vệ sinh" trên các thiết bị di động được đưa ra. Vào năm 2011, các nhà khoa học tại trường Vệ sinh và Nhiệt đới London cho biết cứ 1 trong 6 chiếc điện thoại được phát hiện có chứa vi khuẩn vi khuẩn E.coli có thể gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh về dạ dày.
Năm ngoái, cơ quan giám sát người tiêu dùng của Anh - Which? - đã kiểm tra 30 chiếc điện thoại di động và kết luận rằng vi khuẩn trên các thiết bị này có thể là nguyên nhân khiến chủ nhân của chúng thường xuyên đau bụng.
Bạn đã bao giờ sử dụng điện thoại khi ở trong nhà vệ sinh?
Một cuộc khảo sát đáng chú ý khác cũng cho thấy, điện thoại trở nên mất vệ sinh hơn một phần bắt nguồn từ việc chúng ta sử dụng chúng trong nhà vệ sinh.
Khảo sát này cho biết trong 2.000 người được hỏi, có đến 40% người thừa nhận rằng sử dụng điện thoại thông minh của họ trong khi trong nhà vệ sinh tại nơi làm việc. Nhưng chỉ có 20% làm sạch điện thoại của mình sau đó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!