Hai năm sau đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách thích ứng được với những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như khó khăn chung của toàn cầu. Cùng với các gói hỗ trợ về tài khóa, tiền tệ, nhiều doanh nghiệp điện tử đã phục hồi sau đại dịch.
Sau đại dịch COVID-19, một doanh nghiệp đã lần lượt cho ra mắt các module đóng sẵn để bán cho các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp sử dụng các module này để phát triển các sản phẩm công nghệ cao, qua đó là đem cái tính cạnh tranh của sản phẩm. Giải pháp lấy ngắn nuôi dài đã phần nào giúp đơn vị này vượt qua những khó khăn sau đại dịch.
Ông Trần Việt Hải - Phó Chủ tịch phụ trách mảng phần cứng Tập đoàn Bkav - cho biết: "Tôi thấy là thị trường sự suy giảm, suy giảm từ toàn cầu đến nhu cầu khu vực. Đấy là một khó khăn chung. Chúng tôi đã nhận định khó khăn này ngay từ đầu bảng điện tử. Chúng tôi theo rất lâu và những năm vừa qua, chúng tôi mở thêm dịch vụ phần cứng. Với mảng dịch vụ này, chúng tôi hướng đến đón các chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam".
Với số vốn đầu tư 200 triệu USD, đi vào hoạt động vào cuối năm 2021, một công ty chuyên sản xuất bản mạch điện tử thu nhỏ của đồng hồ, điện thoại, tai nghe. Dịch bệnh được kiểm soát tốt, những gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ là cơ sở giúp tái tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp đón bắt cơ hội từ thị trường.
Ông Hiumin Liu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH USI Việt Nam - cho rằng: "Việc kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và sự thông thoáng trong vận chuyển hàng hóa Logistics, máy móc, trang thiết bị đã giúp doanh nghiệp chúng tôi đảm bảo kế hoạch giai đoạn 1 của dự án, tăng nhanh tiến độ sản xuất, nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa trước sự cạnh tranh cao độ của ngành dịch vụ sản xuất điện tử hiện nay".
Từng doanh nghiệp thích ứng tốt sẽ là tạo ra sức đề kháng mạnh mẽ cho cả nền kinh tế trước những thách thức từ thị trường.
Bà Sagarika Chandra - Giám đốc Khối Quản trị rủi ro khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Fitch Ratings - cho biết: "Chính phủ Việt Nam đã có bước chuyển hướng rất kịp thời. Tỷ lệ phủ vaccine nhanh khiến cho những tổn hại về kinh tế lúc đó là có nhưng nhanh chóng được giải quyết. Đó là lý do cho việc không suy yếu sức hấp dẫn với nhà đầu tư. Trong khi đó, nền tảng kinh tế ổn định, vị thế thương mại củng cố với các FTA chất lượng cao giúp kinh tế vẫn tăng trưởng dương, trong khi các nước mới nổi khác không có tăng trưởng, hoặc ở mức thấp hơn".
Cũng theo các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư, việc Nghị quyết 11 của Chính phủ ban hành đầu năm nay với hàng chục nghìn tỷ đồng vốn ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cho thấy, Chính phủ đã nhìn nhận đúng thời điểm tung ra các biện pháp hỗ trợ quyết liệt chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Điều này thể hiện rõ là cách làm mới, cơ cấu mới, thích ứng với những biến động quốc tế trong tình hình mới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!