Ông Bastian Bullwinkel, chuyên gia khoa học, nói: "Những
tương tác trên Facebook thường chỉ dừng lại ở việc xem, thích và chia sẻ các đoạn
video. Người xem hoàn toàn không thể tương tác với các hiện tượng khoa học".
Thế nhưng, không phải ai cũng có điều kiện để tiếp cận khoa
học ở mức độ như vậy. Do đó, anh Hashem Ghaili, một nhà khoa học trẻ, vẫn tin
tưởng vào tính hiệu quả của các video đăng trên facebook. Nhà khoa học trẻ đã
liên kết với nhiều Facebook khác, để bổ sung thêm các video hấp dẫn và giúp mọi
người tiếp cận được nhiều thông tin hơn. Anh cũng sử dụng cả Youtube hay
Instagram nhưng Facebook vẫn là lựa chọn hàng đầu.
Anh Hashem Al Ghaili cho biết: "Lý do tôi chọn Facebook vì
đó là 1 cộng đồng đã tồn tại từ lâu và rất đông đảo. Bạn không thể tìm được
cách tiếp cận nào hiệu quả hơn để tiếp cận gần 2 tỷ người dùng với đủ mọi thành
phần lứa tuổi khác nhau".
Hiện Hashem Al Ghaili vẫn đang tiếp tục dự án phi lợi nhuận
còn dang dở của mình, trong đó có việc thành lập 1 trang facebook về khoa học bằng
tiếng Ả rập. Sự nổi tiếng đã khiến Hashem nhận được không ít đề nghị đăng quảng
cáo trên Facebook, tuy nhiên, anh đều từ chối. Anh cho rằng: việc thương mại hoá
sẽ làm trang Facebook của anh mất đi độ tin cậy và ảnh hưởng tới giấc mơ: đưa
khoa học đến gần hơn với mọi người.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!