Kinh tế liên minh tạo sức bật phát triển cho các doanh nghiệp hậu COVID-19

P.V-Thứ sáu, ngày 15/05/2020 15:26 GMT+7

Hội thảo “Doanh nghiệp hậu COVID-19: Nền kinh tế liên minh tạo sức bật phát triển”

VTV.vn - Mô hình kinh tế liên minh được kỳ vọng là giải pháp giúp các doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn, lấy lại sự cân bằng, tạo bước nhảy vọt.

Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu, tình hình kinh tế, tài chính của nhiều doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, số còn lại thì lao đao, dần đi vào bế tắc.

Trước sự cấp bách của vấn đề, ngày 15/05/2020, Tập đoàn Yeah1 và Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) đã phối hợp tổ chức buổi thảo luận về các giải pháp nhằm tạo sức bật phát triển cho các doanh nghiệp sau những ngày chống dịch.

Hội thảo có sự tham gia, chia sẻ đóng góp ý kiến từ đại diện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, các Hiệp hội Thương mại điện tử, Quảng cáo, các chuyên gia kinh tế, công nghệ...

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong quý I/2020, cả nước có hơn 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 4.100 doanh nghiệp phá sản.

Đồng thời, do ảnh hưởng bởi các quy định cách ly xã hội và hạn chế tiếp xúc, người tiêu dùng đã dần quen thuộc hơn với việc mua sắm trực tuyến và tiêu dùng thông thái. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thương mại điện tử và cũng đồng thời là thách thức cho các doanh nghiệp truyền thống, buộc các họ phải chuyển đổi/hợp tác với các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ truyền thông và hệ sinh thái để nhanh chóng đưa các sản phẩm đến người tiêu dùng. Việc nghiên cứu phát triển thêm các kênh thương mại mới, ứng dụng CNTT và áp dụng TMĐT để tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng là những biện pháp mà Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh doanh nghiệp cần chú trọng.

Khái niệm "Kinh tế liên minh" với sự bắt tay của các doanh nghiệp là chủ đề bàn luận quan trọng và việc ứng dụng mô hình này kỳ vọng là giải pháp giúp các doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn, lấy lại sự cân bằng hay tạo những bước phát triển "nhảy vọt".

Theo ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Yeah1, sự kết hợp "Brands + Media + Tech + The coalition loyalty program = Consumer", có thể hiểu là liên kết quảng cáo, bán hàng và chăm sóc khách hàng chéo. Đây chính là công thức cho sự cân bằng và phát triển của các doanh nghiệp khi liên minh.

Kinh tế liên minh tạo sức bật phát triển cho các doanh nghiệp hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Yeah1

Tại hội thảo, nền tảng thúc đẩy bán hàng MEGA1 vận dụng mô hình kinh tế liên minh được giới thiệu. Nền tảng được kỳ vọng sẽ là giải pháp tăng trưởng hiệu quả, mang lại doanh thu hàng nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp cũng như đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.

Thông qua nền tảng này, các chương trình khuyến mãi lớn với giải thưởng "khủng" được truyền thông trực tiếp tới người tiêu dùng, người dùng cuối. Bên cạnh đó, tính năng tích luỹ và đổi điểm chéo cũng là một ưu điểm được MEGA1 áp dụng theo mô hình liên minh khá phổ biến và thành công trên thế giới. Đơn cử như Tpoint (Nhật Bản) đã có tới hơn 68 triệu thành viên, liên kết được hơn 900.000 cửa hàng trên toàn nước Nhật với tổng doanh số tiêu dùng qua hệ thống trên 63 tỷ USD/1 năm.

Kinh tế liên minh tạo sức bật phát triển cho các doanh nghiệp hậu COVID-19 - Ảnh 2.

, MEGA1 giúp các chiến dịch quảng cáo tiếp cận trực tiếp được tới khách hàng mục tiêu, đo lường được doanh thu tạo ra từ việc đầu tư chi phí marketing, từ đó đã cung cấp những giải pháp thúc đẩy bán hàng và kết nối người bán - người mua

Sau hơn một tháng ra mắt, MEGA1 đã có hơn 50 triệu lượt tiếp cận, gần 1 triệu lượt tải ứng dụng và 809.732 lượt truy cập trong 30 ngày qua. Mỗi ngày, ứng dụng có hơn 800.000 lượt chơi được thực hiện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước