Phần mềm quản lý bán hàng: Không thiếu số lượng, nhưng thiếu chuyên sâu
Bán lẻ Việt Nam là một thị trường rất giàu tiềm năng với gần 95 triệu dân. Các doanh nghiệp bán lẻ mọc ra như nấm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân – đây chính là "miếng bánh béo bở" để các công ty phát triển phần mềm bán hàng chia nhau khai thác thị phần.
Hiện nay, hầu hết các cửa hàng bán lẻ đều đã trang bị cho mình ít nhất một phần mềm quản lý bán hàng. Và sự thật, các phần mềm này cũng đã phát huy được vai trò của mình, ít nhiều hỗ trợ các nhà bán lẻ trong công tác quản lý và bán hàng.
Chức năng chủ yếu của các phần mềm quản lý bán hàng trên thị trường là bán hàng, tính tiền, quản lý sản phẩm, tồn kho, quản lý doanh số, lợi nhuận, công nợ… giúp các nhà bán lẻ "nhàn" hơn rất nhiều so với cách quản lý thủ công trước đây. Đặc biệt, sự tiện lợi của các phần mềm này là giúp các nhà bán lẻ dễ dàng quản lý doanh thu bán hàng của mình ở bất cứ đâu chỉ bằng một chiếc điện thoại di động hay một chiếc máy tính có kết nối internet.
Hầu hết các phần mềm quản lý bán hàng hiện tại chỉ dừng lại ở việc lưu trữ thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng,… thông qua đó, chăm sóc khách hàng bằng cách tạo các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng phù hợp với từng đối tượng. Tuy nhiên, cách thức này chỉ có tác dụng khi có chiến dịch xả hàng. Còn để quản lý chuyên sâu nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới thì các phần mềm này chưa làm được.
Chú trọng trải nghiệm khách hàng – yếu tố sống còn của ngành bán lẻ
Trải nghiệm của khách hàng luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển cũng như việc tạo dựng thương hiệu – đó là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp bán lẻ. Chúng ta thường hay đề cao "cái nhìn ban đầu", bởi đây là nét ấn tượng riêng mà từng doanh nghiệp tạo ra cho mình. Khách hàng luôn mong muốn tìm ra và được sử dụng những gì tốt nhất, chất lượng nhất.
Nếu doanh nghiệp biết áp dụng những phương thức thu hút khách hàng và tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, an toàn khi bắt đầu và cả suốt quá trình sử dụng dịch vụ thì đó chính là thứ đòn bẩy tạo ra những trải nghiệm tích cực của khách hàng. Thế nên, một khách hàng khi đã được trải nghiệm những thứ tốt nhất sẽ có xu hướng sử dụng tiếp theo và lâu ngày sẽ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp, tạo nên giá trị cho doanh nghiệp.
Rõ ràng những doanh nghiệp quan tâm đến việc gia tăng những trải nghiệm dành cho khách hàng bằng cách cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đầu tư công nghệ hay nâng cao thái độ nhân viên phục vụ hoặc kết hợp cả hai thì đều có lợi thế và cơ hội thành công trong một thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Tuy nhiên, làm thế nào để các doanh nghiệp bán lẻ vừa có thể làm tốt công việc bán hàng, vừa có thể chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng?
WEFACE được trao giải thưởng Sao Khuê cho giải pháp công nghệ mới năm 2019.
Giải pháp cho vấn đề này là tích hợp phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) kết nối với hệ thống camera thông minh, giúp các nhà doanh nghiệp phân tích sự trải nghiệm của khách hàng trong quá trình mua hàng một cách hoàn toàn tự động. Cũng lần đầu tiên Giải thưởng Sao Khuê đã vinh danh sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0 vào phân tích hình ảnh con người - phần mềm phân tích khách hàng WEFACE.
WEFACE vinh dự được trao danh hiệu Sao Khuê 2019 cho giải pháp công nghệ mới. Điều đặc biệt ở sản phẩm này là khả năng nhận diện cảm xúc khách hàng qua việc nhận biết và phân tích những thay đổi của từng cử chỉ trên luôn mặt trong quá trình mua hàng. Qua đó biết được khách hàng đang hài lòng hay khó chịu để có những thay đổi cho phù hợp, nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất.
Ông Đặng Ngọc Tuyên – CEO công ty TNHH công nghệ DEHA, chủ sở hữu phần mềm WEFACE chia sẻ: "Xuất phát từ nhu cầu mong muốn được quan tâm và tôn trọng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ ở các cửa hàng bán lẻ mà chúng tôi đã cho ra đời WEFACE. Hi vọng sản phẩm này sẽ công cụ hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp bán lẻ trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới".
Không những giúp nắm bắt tâm lý khách hàng, WEFACE có thể thống kê chính xác số lượng khách hàng vào cửa hàng ở từng thời điểm cụ thể; nhận diện độ tuổi, giới tính của khách hàng; xác định khu vực tập trung đông khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lượng kinh doanh và quảng bá phù hợp, nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!