Ánh sáng rực rỡ của "đám mây phân tử Perseus" khiến không gian bên ngoài nó trông giống như ngọn lửa, nhưng thực sự đó là "bức xạ hồng ngoại" từ bụi nhiệt. Đám mây chứa hơn 10.000 khối khí và bụi từ mặt trời đã trở thành đề tài thu hút các nhà thiên văn trong nhiều năm.
"Các cụm sao, chẳng hạn như điểm sáng gần bên trái của hình ảnh, tạo ra rất nhiều ánh sáng hồng ngoại và chiếu sáng những đám mây xung quanh nó, giống như mặt trời chiếu sáng bầu trời nhiều mây vào lúc hoàng hôn", cơ quan vũ trụ cho biết trong một tuyên bố vào tháng 12/2019.
Theo NASA, hầu hết khí và bụi trong ảnh phát ra rất ít ánh sáng nhìn thấy được, do đó, nó chỉ được thấy rõ ràng qua các đài quan sát hồng ngoại của Spitzer. Thiết bị quang kế đa năng (MIPS) của Spitzer đã chụp ảnh trong nhiệm vụ của các nhà thiên văn học, được đặt ra từ năm 2003.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!