Nghiện chụp ảnh “tự sướng” là một chứng bệnh tâm thần

Theo Dân trí-Chủ nhật, ngày 07/01/2018 06:34 GMT+7

Ảnh: Shutterstock

VTV.vn - “Chụp ảnh tự sướng” đã trở nên rất phổ biến và quen thuộc. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo nếu “nghiện” chụp ảnh “tự sướng” thì đó là một chứng rối loạn tâm thần.

Kể từ khi thiết bị di động và mạng xã hội trở nên phổ biến, thói quen chụp ảnh “tự sướng” đã lan rộng ra khắp thế giới. Thậm chí, không ít người còn cố gắng tạo dáng, chỉnh sửa những bức ảnh “tự sướng” của mình trước khi chia sẻ chúng lên mạng xã hội.

Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học của trường Đại học Nottingham Trent (Anh) và Đại học Thiagarajar (Ấn Độ) được đăng trên Tạp chí Quốc tế về Sức khỏe Tâm thần thì “nghiện” chụp ảnh “tự sướng” cũng được xem như một chứng bệnh tâm thần thực sự và được biết đến với tên gọi “selfitis”.

Nghiện chụp ảnh “tự sướng” là một chứng bệnh tâm thần - Ảnh 1.

"Nghiện" chụp ảnh "tự sướng" không chỉ dừng lại ở một thú vui mà đó còn có là một dạng rối loạn tâm thần

Các nhà tâm lý học cảnh báo thì “selfitis” là một rối loạn tâm thần mà người mắc phải sẽ cảm thấy phải bắt buộc đăng những hình ảnh chụp của họ lên các trang mạng xã hội.

Các nhà khoa học của trường Đại học Nottingham Trent (Anh) và Đại học Thiagarajar (Ấn Độ) xác nhận rằng “nghiện” chụp ảnh selfie còn có thể chia ra nhiều cấp độ khác nhau và dựa vào hành vi để đánh giá mức độ nghiêm trọng của những người mắc chứng rối loạn này.

Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát trên tổng số 400 tình nguyện viên tại Ấn Độ, quốc gia có lượng người dùng Facebook nhiều nhất và có số vụ tử vong nhiều nhất khi đang chụp ảnh “tự sướng”, bằng các câu hỏi về tâm lý để thiết lập các đặc điểm về tính cách. Trong đó các nhà khoa học đã hỏi người dùng về thói quen chụp ảnh và chia sẻ hình ảnh lên các mạng xã hội và hỏi họ có chỉnh sửa hình ảnh của mình trước khi chia sẻ chúng hay không.

Kết quả cho thấy những trường hợp “nhẹ” là những người chụp ảnh “tự sướng” ít nhất 3 lần mỗi ngày, nhưng không đăng tải những hình ảnh lên mạng xã hội. Trường hợp nặng hơn là những người thường xuyên đăng tải những hình ảnh selfie chụp được lên mạng xã hội, và cấp độ “mãn tính” là những người cảm thấy thôi thúc không thể kiểm soát được việc chụp ảnh “tự sướng” và chia sẻ lên mạng xã hội ít nhất 6 lần một ngày.

Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng những người mắc chứng “selfitis” thường là những người mong muốn tìm kiếm sự chú ý của người khác, những người hy vọng tăng vị thế xã hội và cảm thấy mình là một phần của cả nhóm bằng cách liên tục đăng tải những hình ảnh của chính mình.

“Thông thường những người này có cảm giác thiếu tự tin và tìm cách để phù hợp với những người xung quanh họ bằng cách liên tục đăng ảnh của chính mình. Triệu chứng này cũng giống như triệu chứng của các hành vi gây nghiện khác”, Tiến sĩ Janarthaman Balakrishnan thuộc Khoa tâm lý của Đại học Nottingham Trent cho biết.

Nhóm nghiên cứu cho rằng thói quen này có thể dẫn đến các vấn đề xa hơn, khi mà nhiều người, không chỉ phụ nữ, mà giờ đây cả đàn ông, đang quá quan tâm đến vẻ ngoài của mình, có thể khiến họ phải thay đổi cách sinh hoạt cũng như cách ăn uống, dẫn tới các vấn đề về sức khỏe và sinh lý.

Các nhà khoa học cho biết sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về cách thức và lý do tại sao có sự xuất hiện của hành vi ám ảnh này và giải pháp để giúp những người bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thói quen “nghiện” chụp ảnh “tự sướng”.

3 mức độ của rối loạn "nghiện selfie"

- Ranh giới: là những người chụp ảnh "tự sướng" ít nhất 3 lần mỗi ngày nhưng không đăng tải những hình ảnh này lên mạng xã hội.

- Nghiêm trọng: là những người chụp ảnh ‘tự sướng" ít nhất 3 lần mỗi ngày và đăng tải những hình ảnh này lên mạng xã hội hàng ngày.

- Mãn tính: cảm giác luôn thôi thúc không kiểm soát được để phải tự chụp ảnh bản thân và đăng tải những bức ảnh này hơn 6 lần mỗi ngày.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước