Sao Trappist 1 nằm cách Trái Đất 40 năm ánh sáng, Trappist 1 là ngôi sao lùn, lạnh và đỏ hơn so với Mặt Trời. 3 trong số các hành tinh được phát hiện nằm ở khoảng cách vừa đủ so với sao chủ để có thể duy trì chất lỏng trên bề mặt - một tín hiệu về khả năng tồn tại của sự sống.
Kích cỡ của Trappist 1 chưa bằng 1/10 Mặt Trời và cũng bởi nó nhỏ và lạnh hơn nên chỉ những ngoại hành tinh nằm trong quỹ đạo gần với nó mới có thể có sự sống. Hiện NASA mới chỉ phát hiện được một số hành tinh có bầu khí quyển đặc, tương tự như Trái Đất. Họ hy vọng với việc phóng kính thiên văn James Webb vào vũ trụ vào năm 2018, các nhà thiên văn có thể tiếp cận được với bề mặt khí quyển, từ đó, đo được lượng oxy, metan, thậm chí là nước và các yếu tố hình thành sự sống khác ở các hành tinh này.
Theo quan sát của các nhà thiên văn học, hệ thống ngoại hành tinh này có thể sẽ tồn tại lâu hơn hệ Mặt Trời của chúng ta hàng nghìn tỷ năm. Như vậy, nếu các ngoại hành tinh này đáp ứng được điều kiện sống thì đó có thể là nơi trú ngụ tiềm năng cho nhân loại sau này.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!