2 công ty viễn thông lớn nhất Thái Lan là AIS và DTAC đã tham gia đấu thầu giấy phép hoạt động phổ 700 Megahertz, với tổng giá trị gói thầu lên tới 1,71 tỷ USD. Chính phủ Thái Lan cho biết số tiền sẽ đi vào việc hỗ trợ triển khai công nghệ 5G.
Thái Lan không hề che giấu tham vọng dẫn đầu mạng 5G trong khu vực. Các quốc gia khác trong ASEAN cũng đã rục rịch có những chiến dịch riêng để đón làn sóng mạng thế hệ thứ 5 này.
Có thể hình dung, với tốc độ cao gấp 10 lần mạng 4G và khả năng kết nối thiết bị cùng lúc gâp 100 lần, mạng 5G nâng cao hiệu quả kết nối, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy hóa toàn bộ nền công nghiệp và ước tính sơ bộ có thể giúp nền kinh tế phát triển nhanh gấp nhiều lần so với hiện nay.
Trong bối cảnh một số nước ASEAN nằm có nền kinh tế tụt hậu so với khu vực và thế giới, có thể nói, 5G sẽ là cú hích quan trọng để các nước ASEAN tăng tốc bứt phá trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Không nằm ngoài cuộc đua, các nước trong khu vực đã có kế hoạch phát triển và triển khai mạng 5G.
Malaysia được cho là đã bắt đầu thử nghiệm 5G. Campuchia và Thái Lan có ý định triển khai 5G vào năm 2021. Indonesia đã cho tìm hiểu về phát triển mạng 5G với việc cho thử nghiệm 5G Thế vận hội châu Á năm 2018.
Trong khi đó, tại Philippines, nhà mạng di động Smart đã thông báo kế hoạch triển khai thử nghiệm mạng 5G vào nửa đầu năm 2020.
Tuy nhiên, sớm nhất vẫn sẽ là Singapore dự kiến sẽ đưa mạng 5G vào hoạt động vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.
Có thể nói, ASEAN với dự án mạng lưới thành phố thông minh sẽ sớm hiện thực hóa với việc triển khai mạng lưới 5G tại ASEAN.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!