Điện thoại hay máy tính là các phương tiện chủ yếu của các cuộc tấn công an ninh mạng trước đây. Nhưng với Internet kết nối vạn vật, trong một căn nhà thông minh, căn bếp thông minh, ngay cả bếp, lò vi sóng hay những bóng đèn, đều được kết nối Internet. Chúng đều có thể trở thành những con đường để hacker thâm nhập và đánh cắp các thông tin của người dùng.
Cơ hội kinh doanh bảo mật tăng tương ứng với số lượng thiết bị kết nối. Thế nhưng, theo ước tính của Hiệp hội An toàn thông tin, số doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này lại chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ước tính, chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân sự chiếm phần lớn chi phí của Công ty Cổ phần VNIST. Chỉ tính riêng năm ngoái, doanh nghiệp đã tuyển dụng 60 người nhưng sau đó cũng chỉ giữ lại được hai người đáp ứng vị trí công việc.
Bên cạnh đó, những đòi hỏi về trách nhiệm, sự nhiệt huyết với công việc cũng là yêu cầu với các Startup bảo mật. Theo các chuyên gia, Startup cũng cần tính toán kỹ khoản chi cho hạ tầng, công nghệ, do đặc trưng liên tục phải cập nhật của ngành bảo mật.
Ngoài ra, Startup cần hợp tác với doanh nghiệp trong ngành để tạo ra sản phẩm chất lượng. Đó là cách để các Startup Việt có thể cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!