50 tỷ vạn vật kết nối qua mạng Internet là con số ước tính đến năm 2020, tức gấp 10 lần hiện nay. Thế nhưng, việc bảo mật cho các thiết bị thông minh lại chưa được quan tâm.
Đây chính là mảnh đất đầy tiềm năng cho các Start up, những người trẻ khao khát khởi nghiệp, bởi tỷ lệ thành công trong khởi nghiệp ở lĩnh vực này rất cao. Thế nhưng lại không nhiều Start up biết được điều này.
Bật - tắt bóng đèn thông minh, hay thói quen sử dụng lò vi sóng, tivi, tủ lạnh, camera... đều được tự động ghi nhận trong thời đại Internet vạn vật kết nối.
Các thông tin cá nhân được cung cấp vô tình qua mạng Internet, chính là miếng mồi béo bở cho tin tặc hay phát tán mã độc. Tốc độ để một con virus lây lan toàn cầu nay chỉ còn 1/10 so với cách đây 8 năm.
Tốc độ lây lan khủng khiếp, nhưng chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, 92% số công ty sản xuất các sản phẩm công nghệ không đầu tư vào việc đảm bảo an ninh.
Trong khi người dùng chưa được bảo vệ, doanh nghiệp cũng "khát" dịch vụ bảo mật. Công ty Jingle Việt Nam hiện đang quản lý hơn 17 triệu tài khoản truy cập.
Dù đã dành khoản chi phí không nhỏ và một nhóm nhân sự chuyên lo bảo mật. Thế nhưng, với kế hoạch mở rộng dịch vụ từ offline đến online và cho phép truy cập từ tất cả các thiết bị kết nối Internet, bảo mật và chống lại tấn công tin tặc càng trở nên quan trọng.
Ước tính, 25% số vụ tấn công tin tặc vào năm 2020 liên quan đến Internet kết nối vạn vật. Theo các chuyên gia, số lượng thiết bị kết nối càng lớn, nguy cơ tấn công càng cao thì cơ hội càng mở rộng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo mật.
Đến cuối năm 2018, ước tính khoản chi cho bảo mật Internet kết nối vạn vật sẽ đạt 547 triệu USD. Nhưng cũng theo các chuyên gia, tại Việt Nam, lĩnh vực bảo mật chưa được nhiều Start up chú trọng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!