BS. Stefan Friedrichsdorf, trưởng khoa Điều trị đau, Chăm sóc giảm nhẹ và Y học Tích hợp tại Bệnh viện Nhi Minnesota nói: "Chúng tôi biết chính xác phải làm gì để giảm đáng kể đau khi tiêm chủng".
Ước tính 25% số người trưởng thành ở Mỹ "sợ kim", một vấn đề thường bắt đầu từ những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu. Một số gia đình bỏ tiêm chủng hoặc những thủ thuật khác vì họ ghét phải nhìn thấy sự khó chịu của đứa con. BS. Friedrichsdorf đang muốn thay đổi điều đó. Bệnh viện Nhi Minnesota hiện đảm bảo rằng tất cả các bé đều nhận được quy trình giảm đau 4 bước bất cứ khi nào phải tiêm hoặc lấy máu.
Bước 1: Làm tê da
Bôi kem gây tê có chứa 4% lidocain lên vùng da sắp tiêm (thường là vùng đùi trên). Có thể mua loại kem rẻ tiền này ở các nhà thuốc mà không cần đơn bác sĩ, nhưng phải bôi nó 30 phút trước khi bé được tiêm. "Điều đó có nghĩa là bạn phải lên kế hoạch trước," BS. Friedrichsdorf nói. Tại bệnh viện của ông, kem được bôi ngay sau khi em bé được kiểm tra trong cuộc hẹn, sau đó vùng bôi thuốc được dán một miếng băng để giữ không cho em bé ddujng chạm vào cho đến khi tiêm. (Một miếng băng dính trong dán lên trên kem cũng có tác dụng). Thay vì kem bôi, Hội Nhi khoa MỸ Hoa Kỳ gợi ý dùng bình xịt làm mát trên da. Một số bệnh viện sử dụng một thiết bị nhỏ kết hợp lạnh với rung. Nó được đặt trên da ngay cạnh chỗ tiêm, ngăn chặn cảm giác đau.
Bước 2: Cho bé bú sữa mẹ hoặc uống chút nước đường
Nghiên cứu cho thấy vị ngọt khiến não giải phóng các chất mang lai cảm giác dễ chịu. Vì sữa mẹ ngọt nên các bà mẹ nuôi con bú nên cho bé bú trong suốt quá trình tiêm. Nhưng nếu bạn nuôi bộ hoặc là bố đưa bé đi tiêm, thì BS. Friedrichsdorf khuyên nên nhúng ti giả của bé vào dung dịch nước đường 24% có sẵn tại phòng tiêm hoặc nhỏ một giọt nước đường lên lưỡi của bé ngay trước khi tiêm.
Bước 3: Đặt bé ở tư thế thoải mái
"Không, không và không bao giờ ghì chặt em bé xuống" để tiêm, BS. Friedrichsdorf nói. Điều này có thể gây ra cảm giác lo lắng và sợ kim lâu dài. Nếu bạn không nuôi em bé, hãy quấn bé trong tã, để một chân ra ngoài để tiêm. Nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên và có thể ngồi, hãy ôm bé.
Bước 4: Làm bé xao lãng phù hợp với lứa tuổi
Thu hút sự chú ý của bé bằng cách tạo ra những âm thanh êm dịu hoặc cho bé xem một món đồ chơi thú vị. Tại bệnh viện của BS. Friedrichsdorf, các nhân viên y tế thường sử dụng đồ chơi quạt cầm tay có đèn. "Em bé hoàn toàn bị thu hút vào đó," ông nói. Vớ những bé lớn hơn, các lựa chọn có thể bao gồm bong bóng, chong chóng hoặc sách truyện.
Quy trình giảm đau này có thể mới đối với nhân viên y tế của con bạn. BS. Friedrichsdorf đưa ra những lời khuyên sau cho các bậc cha mẹ để trao đổi với nhân viên y tế.
• Yêu cầu tất cả bốn bước. Nhân viên y tế của bé nhà bạn có thể chỉ đồng ý sử dụng một hoặc hai trong số các bước của quy trình này. Nhưng BS. Friedrichsdorf khuyên bạn nên sử dụng tất cả bốn bước để em bé không bị đau do tiêm.
• Mang theo kem gây tê. Bạn có thể mua kem lidocain 4% tại các nhà thuốc mà không cần đoen bác sĩ. Mang theo một tuýp kem phòng trường hợp nơi tiêm không có loại kem này và nói với nhân viên y tế rằng bạn muốn sử dụng nó.
• Đừng thi vị hóa cái đau. Một số cha mẹ và nhân viên y tế vẫn giữ niềm tin lỗi thời rằng trẻ sẽ trở nên "mít ướt" nếu không bị đau do tiêm hoặc lấy máu. BS. Friedrichsdorf hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này. "Cái đau không làm nên tính cách", ông nói.
• Đứng lên. Thực hành y tế có thể chậm thay đổi thói quen, BS. Friedrichsdorf nói, vì vậy bạn có thể cần kiên trì với việc kiểm soát đau cho em bé của mình. "Bạn có thể bị ngăn cản, nhưng đừng nhụt chí ", ông nói. "Hãy đứng lên vì con của bạn."
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!