4 dấu hiệu cho thấy con bạn có thể mắc chứng "lo lắng chia ly"

Mai Linh (theo Insider)-Thứ bảy, ngày 04/02/2023 06:00 GMT+7

(Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Cứ 10 trẻ thì có 4 trẻ chịu sự tác động tiêu cực của chứng lo lắng chia ly.

Ann Lagges, Phó Giáo sư tâm thần học lâm sàng tại Trường Y Đại học Indiana cho biết lo lắng chia ly thường không tự nhiên xuất hiện. Nó được kích hoạt bởi một số yếu tố phổ biến như đi học ở một ngôi trường mới hay chào đón một thành viên mới trong gia đình, trở nên gắn bó và lo lắng về sự xa cách…

Trẻ từ 3 tuổi trở xuống dễ gặp phải tình trạng này nhưng nếu con bạn lớn hơn 3 tuổi mà vẫn luôn lo lắng về sự chia ly, đây có thể là một vấn đề đáng lưu ý và cần sự can thiệp. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chứng này.

Dễ bộc phát cơn thịnh nộ

Maggie Canter, nhà tâm lý học lâm sàng tại Khoa Tâm thần học và Sinh học thần kinh tại Đại học Alabama ở Birmingham cho biết một số trẻ mắc chứng lo âu chia ly có thường nổi cơn thịnh nộ mỗi khi phải nói lời tạm biệt với những người chăm sóc chúng.

Luôn lo lắng về điều tồi tệ có thể xảy ra

Lagges cho biết một đứa trẻ mắc chứng lo lắng về sự xa cách có thể gặp căng thẳng khi nghĩ tới điều gì đó tồi tệ xảy ra khi chúng không có người chăm sóc. Chẳng hạn, một đứa trẻ có thể lo lắng về việc bị bắt cóc hoặc sợ rằng cha mẹ chúng sẽ gặp tai nạn khi không có chúng ở đó.

Lagges nói: “Việc trẻ em thỉnh thoảng lo lắng về những điều như vậy là bình thường, nhưng với những đứa trẻ mắc chứng lo lắng về sự xa cách, nỗi ám ảnh này sẽ xuất hiện liên tục”.

Không thể ngủ một mình

Rất nhiều trẻ phải trải qua giai đoạn không muốn ngủ một mình vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ hoàn toàn không thể ngủ khi không có cha mẹ bên cạnh và tình trạng này tiếp diễn sau vài tháng, đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu chia ly, Lagges nói.

Nhức đầu và đau bụng

Nhiều triệu chứng của lo lắng chia ly là biểu hiện tinh thần nhưng đôi khi, căng thẳng và lo lắng cũng gây ra các vấn đề về thể chất. Nếu bạn nhận thấy con mình bị đau bụng, nhức đầu hoặc nôn mửa nhiều không rõ nguyên nhân trước khi chia xa theo kế hoạch, đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng lo lắng chia ly.

Những điều có thể làm nếu con bị lo lắng chia ly

- Dạy con làm những việc 'an toàn nhưng đáng sợ'

- Có những biện pháp quản lý lo lắng như tập hít thở sâu, giãn cơ, tự nhủ rằng mình an toàn…

Dạy con cũng cảm đối mặt với chứng lo lắng. Ví dụ với những trẻ không thể ngủ một mình, cha mẹ có thể ngồi cạnh con cho tới khi con ngủ, sau đó cách xa dần vào khoảng thời gian sau đó cho tới khi không ở trong phòng cùng con nữa.

- Cho con điều trị tâm lý

- Có nghi thức tạm biệt, ví dụ như nói: “'Mẹ yêu con, chúc con có một ngày học tập vui vẻ, và mẹ sẽ gặp con khi con về nhà vào buổi tối”.

- Khen ngợi khi con dũng cảm đối diện với sự lo lắng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước