4 dấu hiệu chứng tỏ bạn là người cực kỳ nhạy cảm

Mai Linh (theo MSN)-Thứ sáu, ngày 02/12/2022 14:00 GMT+7

(Ảnh: Adobe Stock)

VTV.vn - Người cực kỳ nhạy cảm thường có cảm xúc tiêu cực hơn người khác nhưng nếu biết cách cân bằng, đây không hẳn là một điều xấu.

Làm cách nào để biết bạn có phải là người cực kỳ nhạy cảm?

Tiến sĩ Jagiellowicz nhận xét rằng độ nhạy cảm khó xác định được. Bởi vì nó liên kết trực tiếp với sức khỏe tâm thần. Đối tượng này dễ gặp phải tình trạng cảm xúc thay đổi, stress liên tục. Nếu bạn muốn biết được bản thân có thuộc đối tượng rất nhạy cảm không thì bạn nên xem xét một số dấu hiệu dưới đây.

1. Để ý rất rõ những điều xung quanh

Một số cá nhân thường để ý những chi tiết, các hành vi ứng xử  nhỏ nhặt hàng ngày của những người xung quanh. Đôi lúc việc quá nhạy cảm sẽ khiến bạn áp lực cho chính bản thân mình, thậm chí bạn trở nên khép kín trong vỏ bọc của chính mình. Chuyên gia khuyên bạn nên ghi chú lại những gì khiến bạn khó chịu vào một cuốn sổ để theo dõi những hành vi thất thường của bạn.

2. Suy nghĩ quá nhiều

Khi bạn luôn có những suy nghĩ ở trong đầu, thậm chí là những vấn đề không cần thiết, thì bạn có thể là kiểu người suy nghĩ nhiều. Xu hướng nghiền ngẫm một vấn đề sẽ gây áp lực lên chính bản thân bạn. Đó là lý do tại sao nên ưu tiên việc xác định lợi ích cá nhân trước khi đưa ra quyết định. Chẳng hạn bạn nên quan tâm hơn với gia đình thay vì lo xa về vấn đề nhỏ nhặt như quãng đường đi làm hôm nay có bị kẹt không.

3. Cảm xúc thái quá

Những người nhạy cảm thường có xu hướng đồng cảm với những câu chuyện của người khác. Tuy nhiên, điều này dễ bị người khác chà đạp và lợi dụng. Bạn có thể khóc khi đọc một đoạn tin nhắn cảm động của người không liên quan. Tương tự, khi nghe ai đó kể về sự mất mát của họ cũng khiến bạn buồn cả ngày. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể đồng cảm trước hoàn cảnh bi thương của người khác nhưng cảm xúc của họ sẽ không bị tác động lâu dài và sâu sắc như người cực kỳ nhạy cảm.

4. Nỗ lực vì sự hài lòng của người khác

Những người quá nhạy cảm thường đặt nặng sự đánh giá của người khác để làm việc. Họ luôn cố thay đổi bản thân để nhận được sự hài lòng, lời khen ngợi từ cấp trên và mọi người xung quanh. Mặc dù việc này là điều hoàn toàn bình thường nhưng họ thường áp lực làm sao để “đảm bảo” những người xung quanh được đáp ứng nhu cầu. Lúc này, nó đã không còn là một hành động tích cực. Hành vi này khiến bạn thu hẹp, bỏ mặc cảm xúc của mình. 

Bạn không cần phải quá lo lắng khi bị nhạy cảm quá mức

Việc cực kỳ nhạy cảm trước mọi sự việc không phải mà một chứng rối loạn tinh thần. Bạn không nhất thiết phải loại trừ, trừ khi nó ngăn cản bạn có được một cuộc sống viên mãn. Trong trường hợp bạn đang tự cô lập bản thân thì Tiến sĩ Fredrick khuyên rằng bạn nên tìm một nhà trị liệu để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước