Nhu
cầu mua nhà có thể xuất hiện đột ngột khi nhà cũ bị phá dỡ hoặc xuống
cấp, tiền thuê nhà quá cao, thừa tài chính mở rộng bất động sản hoặc đôi
khi chỉ đơn giản là bạn muốn sống độc lập, tách biệt với gia đình. Một
ngôi nhà mới có thể khiến bạn gặp nhiều xáo trộn về cuộc sống, nó có thể
mang lại sự tiện nghi hay bất tiện đều phụ thuộc vào lựa chọn của bạn.
Nhà
môi giới bất động sản Katherine Issenman có một vài lời khuyên cho
những người đang chuẩn bị mua nhà, chung cư hay căn hộ. Thay vì tìm hiểu
nó có bao nhiêu phòng ngủ, phòng tắm, diện tích rộng bao nhiêu, ở vị
trí nào, điều đầu tiên bạn nên làm đó là xác định mình sẽ sống ở đó ở
trong bao lâu?
Katherine
Issenman gợi ý về một kế hoạch 5 năm dựa trên một số kinh nghiệm của
các nhà bất động sản. Sở hữu một căn nhà trong 5 năm có thể giảm thiểu
thiệt hại một cách đáng kể nếu sau đó bạn có ý định bán. Trong 5 năm,
giá bất động sản đã thay đổi khá nhiều. Ngoài ra còn tính đến mức độ hư
hao tài sản và cấu trúc căn nhà có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn.
Ngoài việc lập kế hoạch chi tiết, bạn cũng cần chú ý một số điều sau để mua nhà hợp với ý mình.
1. Thiết lập ngân sách
Trong
khi đi xem nhà, bạn có thể dễ dàng rơi vào "lưới tình" của một căn hộ
xinh đẹp và có thể chi tiêu nhiều hơn những gì mà bạn dự định. Nên tránh
điều này mà hãy tính toán một cách hợp lý bạn có thể trả cho căn nhà
bao nhiêu để nó không ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.
Tiền
mua nhà trả theo tháng không được vượt quá 28% tổng thu nhập trước thuế
của bạn. Số tiền còn lại để bạn trang trải những khoản phí sinh hoạt
trong gia đình. Các nhà môi giới bất động sản cũng khuyên bạn nên mua
nhà theo sức của mình. Bạn có thể vay ngân hàng để trả lãi dần nếu không
đủ khả năng mua một lần.
2. Tìm hiểu thông tin từ chủ nhà
Không
ai rành rẽ về căn nhà hơn người chủ của nó. Thậm chí người môi giới bất
động sản cũng không có được những thông tin kỹ đến từng chi tiết. Bạn
cần biết vì sao chủ lại muốn bán nhà? Hàng xóm của họ như thế nào? Căn
nhà có từng gặp vấn đề về côn trùng, ẩm mốc, ngấm nước?
Nếu
không gặp được chủ nhà, hãy hỏi hàng xóm để có cái nhìn tổng quát về vị
trí và những lợi thế cũng như bất tiện của căn nhà. Không có gì đảm bảo
những người này sẽ cung cấp thông tin thực cho bạn, bởi vậy bạn nên bỏ
ra một ít công sức để thám thính tình hình. Đến xem nhà đột xuất vào
những thời gian khác nhau để biết về mức độ ồn ào, giao thông, không
khí, ánh sáng chiếu vào căn nhà…
Nói
chuyện với cảnh sát khu vực để nắm được tình hình trị an và những người
hàng xóm. Tìm hiểu thêm về quy hoạch của thành phố, liệu căn nhà của
bạn có nằm trong khu bị giải tỏa hay mở rộng, xung quanh có chuẩn bị xây
dựng các công trình gì hay không?
Hãy tìm hiểu thật kỹ nếu không muốn những ngày tháng sống trong căn nhà mới trở thành ác mộng.
3. Kiểm tra chi tiết bên trong trước khi mua nhà
Thông
thường, quá trình kiểm tra diễn ra sau khi bạn và người bán đã thỏa
thuận một mức tiền hợp lý, tuy nhiên, khi kiểm tra sẽ phát sinh ra những
vấn đề mà bạn và người bán chưa đề cập đến. Trong trường hợp này, bạn
có thể thương lượng lại giá cả, thậm chí rút hợp đồng mua bán. Bạn phải đảm
bảo hợp đồng của bạn rõ ràng, có tính pháp lý để có thể yêu cầu người
bán sửa chữa hoặc thậm chí kiện tụng nếu quyền lợi của bạn bị xâm phạm.
4. Đừng ngại trong việc thương lượng
Đàm
phán là việc khôn ngoan để bạn có được những điều mà mình muốn, từ việc
giảm giá bán đến thay đổi nội thất. Giá bất động sản nói chung có thể
biến đổi trong quá trình bạn làm hợp đồng mua nhà. Hãy chịu khó theo dõi
giá cả thị trường và có điều chỉnh phù hợp nhất để giảm thiểu số tiền
bạn phải bỏ ra.
5. Xác định những gì bạn có thể và không thể sửa chữa
Hầu
hết người mua nhà đều muốn tạo dấu ấn của riêng mình trong căn nhà mới,
nhưng trước khi cải tạo bạn cần phải hiểu mình có thể làm được gì. Việc
sửa chữa bên trong như sơn sửa, làm lại tường cũng phải hợp lý và nằm
trong dự trù tài chính.
Bạn
có thể gỡ toàn bộ giấy dán tường của căn nhà và thay thế chúng bằng đồ
mới dù khá đắt đỏ. Phá tường ngăn cách phòng bếp và phòng khách sẽ khiến
cấu trúc nhà thay đổi và cần thuê kiến trúc sư hoặc đội thi công thực
hiện. Nếu bạn muốn xây thêm ban công, tầng lầu thì phải kiểm tra xem
điều đó có hợp lý hay không.
6. Theo sát các nhu cầu nội thất
Bạn
nên lập danh sách những thứ mình muốn có trong ngôi nhà và đảm bảo tài
chính để mua sắm. Đừng để những đồ nội thất lung linh quyến rũ bạn. Việc
mua sắm vô tội vạ có thể biến căn nhà bạn thành… bãi rác hoặc một triển
lãm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!