Hàng tấn hàng hóa được Amazon vận chuyển mỗi ngày đồng nghĩa với việc một lượng lớn thùng các-tông được sử dụng và thải ra liên tục
Đầu tiên là khoản đầu tư 10 triệu USD vào quỹ Closed Loop, một nỗ lực nhằm cải thiện các chương trình tái chế tại đô thị. Sáng kiến thứ hai là dự án năng lượng mặt trời triển khai tại Anh với kế hoạch lắp đặt các tấm pin mặt trời cung cấp 20 MW năng lượng cho các trung tâm trên toàn khu vực.
Amazon cũng đã ký một thỏa thuận cam kết rằng công ty sẽ đạt đủ giấy chứng nhận năng lượng xanh, đảm bảo 100% tất cả các tòa nhà ở Anh được sử dụng năng lượng tái tạo.
Hiện tại, thị phần lớn nhất của Amazon là khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ. Mỗi ngày, hàng tấn hàng hóa được Amazon vận chuyển đi khắp các nơi, đồng nghĩa với việc một lượng lớn thùng các-tông được sử dụng và thải ra liên tục. Điều này lý giải cho nỗ lực của Amazon trong lĩnh vực tái chế.
Cùng với quỹ Closed Loop, Amazon muốn hỗ trợ tài chính để xây dựng các cơ sở tái chế cho thành phố. Trong một thông cáo báo chí gần đây, công ty tiết lộ rằng gần 1/2 số người dân Mỹ không được tiếp cận tới các chương trình thu gom rác tái chế, dẫn đến vô số thùng các-tông và các vật liệu có thể tái chế bị vứt đi. Lượng rác thải này chắc chắn sẽ lấp đầy các bãi chôn lấp rác trong thời gian ngắn.
Dave Clark, Phó Chủ tịch cấp cao của Amazon, tuyên bố: "Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ các địa phương xây dựng các cơ sở tái chế, giúp khách hàng của Amazon nói riêng và cộng đồng nói chung thực hiện tái chế dễ dàng hơn, đồng thời tăng khối lượng vật liệu được tái chế".
Ông cho biết thêm: "Chúng tôi đang đầu tư vào quỹ Closed Loop nhằm giúp mọi người thực hiện tái chế rác dễ dàng và thuận tiện hơn. Chúng ta càng có nhiều khả năng tái chế, chúng ta càng có thể giảm thiểu lượng khí thải carbon, sự lãng phí năng lượng và nước".
Amazon sẽ làm việc trong 18 tháng tiếp theo để triển khai hệ thống các tấm năng lượng mặt trời. Công ty cho biết họ sẽ tạo ra nguồn điện đủ cung cấp cho khoảng 4.500 ngôi nhà ở Anh từ năng lượng mặt trời, nhờ đó sẽ giảm lượng khí thải carbon xuống 6.000 tấn CO2 mỗi năm.
Mặc dù đang gấp rút thực hiện những sáng kiến này, Amazon có vẻ khá tụt hậu so với bốn thành viên còn lại trong Big 5, bao gồm Apple, Google, Facebook và Microsoft. Trong suốt thập kỷ qua, tất cả các công ty đều hướng tới cam kết sử dụng năng lượng tái tạo 100%. Cả Apple và Google đều đã đạt được cam kết của mình đầu năm nay trong khi Facebook đặt ra mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2020, phần lớn nhờ vào việc xây dựng và duy trì các trung tâm dữ liệu tùy chỉnh. Các công ty công nghệ lớn khác như Samsung và Sony cũng đang xây dựng các công trình năng lượng xanh và thực hiện các cam kết sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận những thành công của Amazon thông chương trình bao bì miễn phí nhằm khuyến khích các đại lý bán lẻ giảm số lượng thùng các-tông và nhựa không cần thiết, thay vào đó chỉ đóng gói sản phẩm trong một hộp duy nhất. Công ty cho biết chương trình đã loại bỏ 244.000 tấn vật liệu đóng gói cho đến nay và giảm 500 triệu thùng các-tông vận chuyển.
Do tính chất ngành bán lẻ khác với sản xuất phần mềm hay điều hành một mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm trên mạng, Amazon sẽ còn khá nhiều trở ngại trong việc giảm cắt giảm lượng khí thải carbon của mình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!