Bạn chắc chắn sẽ yêu thương bữa ăn hơn sau khi đọc được bài viết này

PV-Thứ ba, ngày 19/12/2023 20:00 GMT+7

VTV.vn - "Có thực mới vực được đạo" hay chuyện đồ ăn có thể mang tới cảm xúc tích cực, nâng cao hiệu suất làm việc cho ngày bận rộn, bạn có tin không?

Đường ruột chính là bộ não thứ 2 của chúng ta

Khi trải qua một chuyện buồn hoặc khó chịu, không ít lần bạn cảm thấy bụng dạ nôn nao, hay ăn uống thất thường dẫn đến những nguy cơ bị đau dạ dày. Đơn giản vì não bộ và hệ tiêu hóa (cụ thể là đường ruột) kết nối với nhau thông qua chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter). Mối liên hệ này được gọi là "gut-brain axis" - trục não - ruột.

Bạn chắc chắn sẽ yêu thương bữa ăn hơn sau khi đọc được bài viết này - Ảnh 1.

Não và ruột là đôi bạn thân.

Từ những năm đầu thế kỷ trước, quyển "mBraining" của tác giả Marvin Oka và Grant Soousalu đã mô tả hệ thần kinh ruột là não bộ thứ hai. Đến năm 1998, GS. Michael Gershon, Đại học Columbia, Mỹ công bố ấn phẩm có tên "The Second Brain" sau khi thực hiện nhiều thực nghiệm và phát hiện chất truyền dẫn thần kinh serotonin, một loại nội tiết hạnh phúc, xuất hiện tại đường ruột. Và từ đây, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện và chứng minh hiệu quả của hệ thần kinh ruột trong vai trò chủ động không chỉ điều phối tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng, tinh thần cũng như cảm giác thèm ăn, ngon miệng hay khi bụng có vấn đề thì tinh thần bất ổn và ngược lại. Vậy nên, những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng tới tâm trạng và một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp điều hòa cảm xúc.

Việc ăn uống giúp tăng thêm động lực làm việc

Bạn có biết, lúc được ăn no, não sẽ tiết là dopamine - hormone của động lực, sự ghi nhận, giúp tinh thần cảm thấy phấn chấn và thoải mái. Đó là bởi, từ xa xưa, để duy trì sự sống, não cần được tiếp năng lượng từ đồ ăn.

Trong suốt quá trình tiến hóa, dù con người hiện đại đã quên hết những ngày tháng đấu tranh sinh tồn để được ăn trong thời tiền sử, thì não vẫn nhớ. Vì vậy, mỗi khi con người ăn và đảm bảo được nhu cầu sống còn của cơ thể, não thưởng chúng ta bằng cách tiết hormone động lực (dopamine) để ghi nhận việc cơ thể đã đạt được thành tựu trong việc sống sót và khuyến khích chúng ta hãy tiếp tục chăm sóc cơ thể, não bộ bằng những món ăn ngon.

Bạn chắc chắn sẽ yêu thương bữa ăn hơn sau khi đọc được bài viết này - Ảnh 2.

Não sẽ cảm ơn nếu bạn cho cơ thể ăn uống điều độ và đủ bữa bằng cách tiết ra hormone dopamine trong lúc ăn.

Muốn cơ thể có thêm dopamine, tiếp năng lượng cho ngày làm việc dài hơi, đừng quên cho cơ thể ăn uống điều độ, đủ chất, và chắc chắn não bộ cũng sẽ cảm ơn chúng ta xứng đáng.

Đồ ăn có thể an ủi, động viên và có sự liên kết mật thiết với cảm xúc

Ở Việt Nam mình, chúng ta chỉ mơ hồ biết được một vài quy luật kiểu "thất tình thì dễ béo", hay lúc buồn thì thường rủ bạn bè đi ăn, song vẫn không để ý nhiều đến sự liên kết giữa ăn uống và cảm xúc. Sự thật chứng minh, ăn uống có thể khiến tâm trạng chúng ta tốt lên nhiều, và đối với người Mỹ thì việc này gần như là chân lý bởi họ có hẳn một khái niệm riêng, một danh sách riêng những món ăn dành cho mỗi lúc khó khăn nhất, đó là "Comfort Food".

Bạn chắc chắn sẽ yêu thương bữa ăn hơn sau khi đọc được bài viết này - Ảnh 3.

"Comfort food" là lý do tại sao tâm trí ta luôn cảm thấy bình an khi nghĩ về 2 tiếng "cơm nhà".

Nhà tâm lý học Shira Gabriel của Đại học Buffalo cho biết "comfort food" tạo ra cảm giác thoải mái vì nó phụ thuộc vào mối liên kết xã hội giữa bạn và món ăn đó. Comfort food có thể gắn liền với hình ảnh người đầu tiên nấu cho bạn ăn, một người bạn yêu quý ngày còn bé. Khi ăn comfort food, chúng ta thường hay chủ động tìm đến món ăn đã từng khiến mình thấy thoải mái ngày bé bởi mùi hương đồ ăn gợi lên một ký ức trong quá khứ, và sự hoài niệm thì luôn đem lại cảm giác thoải mái về cả tâm lý, sinh lý. Đó là lý do tại sao tâm trí ta luôn cảm thấy bình an khi nghĩ về 2 tiếng "cơm nhà".

Bạn chắc chắn sẽ yêu thương bữa ăn hơn sau khi đọc được bài viết này - Ảnh 4.

Cuối năm nhắc nhau nghỉ tay để về nhà ăn ăm, "Nhẹ bụng, ngon miệng" mới có thể vượt mọi deadline"

Trong mùa cuối năm gấp gáp, Yakult Việt Nam cũng gửi gắm tới người tiêu dùng lời nhắc mọi người nghỉ tay dùng bữa cơm nhà, bởi có "Nhẹ bụng ngon miệng" mới có thể vượt mọi deadline. Nếu Yakult giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa thì những bữa cơm nhà giờ đây trở thành "hệ miễn dịch" giúp tiếp sức, an tâm "tăng sức đề kháng tinh thần" trước muôn vàn deadline mệt mỏi. Video đầu tiên trong chiến dịch được lên sóng vào ngày 14/12 vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra nhiều điều thú vị về câu chuyện gia đình Yakult. Cùng theo dõi và đón chờ những câu chuyện tiếp theo tại Fanpage chính thức của Yakult Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước