Nguy cơ nhiễm độc thai nghén ở độ tuổi 30 và 40
Bạn có thể muốn chờ đợi cho đến khi sự nghiệp của mình đã ổn định hoặc nhận bằng tiến sĩ, nhưng ngoài việc tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe cho em bé của bạn, việc thụ thai muộn có thể dẫn tới sự thất vọng nếu những cố gắng của bạn không có kết quả.
Vô sinh
Có lẽ nguy cơ lớn nhất đối với phụ nữ muốn có thai sau tuổi 35 là vô sinh. Khả năng sinh sản tự nhiên bắt đầu suy giảm dần dần từ tuổi 30 (tỷ lệ vô sinh ở phụ nữ tuổi 26 đến 29 là 9%, tăng đến 15% với lứa tuổi 30 - 34), mặc dù các phương pháp điều trị khả năng sinh sản vẫn đạt hiệu quả ở mức cao. 1 trong 5 phụ nữ ở nhóm tuổi này sẽ gặp khó khăn khi thụ thai, khả năng sinh sản giảm mạnh từ năm 38 tuổi Sau tuổi 40, 1/3 phụ nữ sẽ phải đối mặt với vấn đề vô sinh.
Dị tật thai nhi
Các chuyên gia trong lĩnh vực sinh sản cảnh báo rằng nguy cơ dị tật bẩm sinh và sảy thai cũng tăng theo tuổi tác. Ở tuổi 38, nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể là 1/100 - đó là lý do tại sao phụ nữ trên 35 tuổi nên làm một số thử nghiệm cần thiết trước khi sinh. Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng huyết áp thai kỳ, cũng như khả năng sinh đôi sau tuổi 35.
Những lời khuyên về quá trình mang thai cho phụ nữ lớn tuổi
Trước khi bạn bắt đầu mong muốn có em bé, một người mẹ lớn tuổi hơn có lợi thế riêng. Ưu điểm của bà mẹ lớn tuổi là sự trưởng thành, vì hầu hết họ đều có sự nghiệp và các mối quan hệ vững chắc. Họ đã có niềm vui và sẵn sàng giảm bớt mọi thứ để mang thai và sinh nở. Điều này có nghĩa là họ có thể tập trung hơn cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Lên kế hoạch trước
Cho dù bạn đang lên kế hoạch thụ thai trong năm tới hoặc 5 năm nữa, hãy đảm bảo một lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ. Các chuyên gia gợi ý chị em thực sự nên chuẩn bị về sức khỏe thể chất trước khi có thai bằng cách giảm cân, ngừng hút thuốc lá, và tập thói quen ăn uống sạch sẽ và lành mạnh. Tình trạng sức khỏe càng tốt trước khi có bầu, cơ hội có một thai kỳ khỏe mạnh càng cao.
Duy trì trọng lượng thai kỳ khỏe mạnh
Bất kể tuổi tác, việc duy trì một trọng lượng khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai tốt hơn cho mẹ và bé. Các bà mẹ nên kiểm soát trọng lượng khi mang thai thông qua việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Và chị em cần ghi nhớ một điều, khi sinh xong, việc giảm cân sẽ khó khăn hơn khi chúng ta già đi. Vì vậy, bạn đừng nên lạm dụng tiêu chí “ăn cho 2 người”.
Phong cách sống sạch sẽ
Những gì bạn tiếp xúc và đưa vào cơ thể trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, theo các bác sỹ, bạn nên bỏ rượu và thuốc kích thích, tránh xa các loại chất độc và thực phẩm có hại.
Tăng cường nghỉ ngơi và thư giãn
Ngay cả khi bạn thường phải thức đêm để đáp ứng thời hạn công việc được giao hoặc lao động với cường độ cao vào những ngày căng thẳng, thì thời gian mang thai không phải là lúc để thúc đẩy các giới hạn của bạn. Ưu tiên ngủ đủ giấc mỗi đêm và dành thời gian nuông chiều bản thân hơn để kiểm soát những cơn stresss thường song hành với thai kỳ và tạo điều kiện thoải mái nhất để đón chào thành viên mới.
Không nên ỷ lại vào khoa học hiện đại
Mặc dù với sự giúp đỡ của ngân hàng trứng, phụ nữ qua tuổi 45 vẫn có thể thành công trong việc mang thai, bạn cũng nên coi trọng sức khỏe của mình và em bé lên hàng đầu. Các bác sỹ chuyên khoa cảnh báo phụ nữ 45 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị béo phì, một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, nguy cơ sảy thai, bệnh tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp và các biến chứng khác, ngay cả khi họ mang thai nhờ thụ tinh từ trứng của một phụ nữ trẻ.