Thay đổi màu nước tiểu: Thận của bạn chịu trách nhiệm thải độc qua nước tiểu. Nước tiểu màu sẫm, nước tiểu có màu nhạt, nước tiểu có bọt, buồn tiểu suốt đêm... là những dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề mà bạn không nên bỏ qua.
Khó ngủ: Khi thận của bạn hoạt động không tốt, không giúp cơ thể thải độc khiến chất độc tích tụ và làm bạn khó ngủ.
Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược: Thận khỏe mạnh giúp chuyển đổi tích cực Vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khoẻ và tạo ra Hormon có tên gọi Erythropoietin (EPO). Hormon này đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Sự suy giảm hồng cầu (những tế bào mang oxy) khiến hoạt động của cơ và não nhanh chóng suy yếu.
Da khô và ngứa: Thận khỏe mạnh sẽ loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, giúp sản xuất ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng chất khoáng thích hợp trong cơ thể. Da ngứa và khô báo hiệu thận đang có vấn đề, không thể duy trì sự cân bằng giữa khoáng chất và chất dinh dưỡng.
Có hơi thở hôi và mùi vị kim loại: Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ làm thay đổi khẩu vị thức ăn và để lại hương vị kim loại trong miệng. Hơi thở có mùi hôi là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu.
Khó thở: Việc giảm số lượng hồng cầu có thể kéo theo lượng oxy trong cơ thể giảm theo và dẫn đến tình trạng khó thở, hơi thở ngắn. Đây là một trong những triệu chứng hàng đầu của bệnh thận mà bạn cần chú ý.
Sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay: Thận không hoạt động đúng cách sẽ không loại bỏ được chất độc ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến việc natri tích tụ, gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay của bạn.
Đau ở các khu vực quanh thận: Những cơn đau cấp tính ở khu vực quanh thận là một trong những triệu chứng điển hình của sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu hoặc các bệnh khác liên quan đến thận.
Mắt sưng tấy: Triệu chứng này có thể được giải thích là thận của bạn đang làm rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu thay vì giữ nó và phân phối khắp cơ thể.
Huyết áp cao: Hệ tuần hoàn và thận của bạn phụ thuộc vào nhau. Thận có chức năng lọc chất thải và chất lỏng thừa từ máu. Nếu các mạch máu bị hư hỏng, nephron lọc máu của bạn không nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao huyết áp cao là nguyên nhân đứng thứ hai gây suy thận.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!