Tận giữa thế kỷ 20, quốc vương bé nhỏ này hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Chỉ đến năm 1974, Bhutan mới mở cửa đón khách du lịch. Để bảo vệ vẻ đẹp hoang sơ của mình và bảo tồn truyền thống văn hóa, hoàng gia Bhutan quyết định hạn chế số lượng du khách đặt chân đến nơi này (năm 2009, tổng số khách du lịch đến Bhutan vẻn vẹn 23.480 người). Mỗi khách du lịch phải đóng ít nhất 200 USD cho mỗi ngày ở Bhutan để thanh toán chi phí tour trọn gói do một công ty du lịch Bhutan thu xếp. Visa và hành trình cho mỗi chuyến công du được kiểm soát nghiêm ngặt.
Ở Bhutan chỉ có 1 sân bay quốc tế duy nhất tại thành phố Paro và duy nhất một đội bay gồm 8 phi công với nhiều năm kinh nghiệm được phép bay đến sân bay Paro.
Chính bởi vậy, bất cứ tín đồ đam mê du lịch nào cũng muốn được một lần chinh phục Bhutan để rồi ai cũng sẽ cảm nhận giống như lạc vào một câu chuyện cổ tích, nơi mà những đền chùa, nhà cổ nằm san sát nhau. Những ông thầy tu khoác áo cà sa đỏ ngồi chụm vào một góc thầm thì. Những bát hương Bhutan tỏa hương thơm trầm hoặc. Những khung cửa sổ treo đầy ớt chín đỏ. Những người bán hàng đứng dựa cửa, lơ đãng nhìn ra phố. Quá khứ như dừng lại ở đây.
Trước đây, với những du khách Việt muốn có hành trình trải nghiệm tại đất nước Bhutan đều phải bay từ Việt Nam và quá cảnh để chờ chuyến bay đến Bhutan tại Thái Lan. Tuy nhiên, từ năm 2018, lần đầu tiên có chuyến bay thẳng từ Hà Nội đến Bhutan với mức giá 49,9 triệu đồng/người. Hiện, ở Việt Nam đơn vị đang khai thác đường bay thẳng này là Vietravel Hà Nội.
Theo chia sẻ của những người đã từng đặt chân đến đất nước Bhutan, vẻ đẹp của miền đất này chỉ có thể thu vào tâm trí mà rất khó để lột tả hết được bằng ngôn từ. Chính vì vậy, nếu bạn là người yêu thích khám phá những vùng đất mới mẻ, hãy ghi tên Bhutan vào danh sách những điểm phải đến một lần trong đời nhé!