Các chất dinh dưỡng cần thiết hàng ngày.
Ăn uống khoa học trước tiên cần đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày gồm ngũ cốc, rau, đậu, hoa quả, thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt để đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ.
Mỗi ngày bạn nên đảm bảo ăn đủ ba bữa sáng, trưa và tối để có thể kết hợp với ăn kiêng nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và duy trì năng lượng suốt ngày dài. Điều này cũng giúp bạn duy trì đồng hồ sinh học và đảm báo chức năng hệ tiêu hoá tốt nhất.
Lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng cần kiểm soát, cho nên bạn tránh ăn quá nhiều và chọn lựa nên ăn chậm lại, nhai chậm và đừng quá nôn nóng. Một số người ăn ngấu nghiến và ăn nhiều thức ăn trong một thời gian ngắn. Vì thế họ sẽ thấy nhanh no bụng. Hành vi này khiến cơ thể chưa nạp đủ lượng thức ăn cần thiết, ảnh hưởng đến lượng đường và lipid trong máu tăng đột biến. Những người mắc bệnh mãn tính sẽ tiến triển nặng hơn nên mọi người nên ăn chậm hơn.
Các món ăn trong thực đơn bạn nên giảm lượng muối và đường để giảm các nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường. Phương pháp nấu ăn hiện nay được nhiều người yêu thích để duy trì sức khoẻ là hấp, luộc, hầm... để giữ lại dinh dưỡng trong thực phẩm. Bạn tránh chiên, rán để giảm lượng chất béo nạp vào. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
Ngược lại nên tăng khẩu phần rau củ, hoa quả trong bữa ăn để nạp thêm vitamin, khoáng chất, chất xơ có lợi cho cơ thể.
Nguyên tắc uống đủ nước hàng ngày, khoảng 2-3 lít nước, hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích nguy hiểm cho sức khoẻ.
Ngoài ra, hãy chú ý kiểm soát nhiệt độ của thức ăn. Thức ăn mới luộc rất nóng và sẽ gây bỏng miệng, tránh ăn trực tiếp vào khoang miệng và niêm mạc thực quản. Đừng cầu kỳ hay kén chọn thức ăn mà hãy sử dụng kết hợp thịt và rau củ hợp lý để đảm bảo chế độ ăn phong phú, đa dạng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!