Chia sẻ - Bao nhiêu là nhiều?

N.M (Dịch)-Thứ hai, ngày 31/10/2011 13:00 GMT+7

Ngày càng nhiều các cặp vợ chồng chia sẻ mật khẩu cho những thứ như tài khoản Facebook và email. Trong mối quan hệ, việc này là cần thiết, nhưng chia sẻ bao nhiêu là quá nhiều?

Việc tìm kiếm thông tin của đối tác một cách quá sâu đôi khi dẫn tới những phiền toái không mong muốn. (Ảnh minh họa)

Theo một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi hãng bảo mật máy tính Norton, ngày càng nhiều các cặp vợ chồng chia sẻ mật khẩu cho những thứ như tài khoản Facebook và email. Điều này nghe có vẻ như một ý tưởng hay, nhưng đó lại là một quyết định dẫn tới nhiều vấn đề. 20% số người được hỏi thừa nhận vào tài khoản email hoặc đăng nhập vào Facebook của người kia mà không nói cho đối tác biết. 15% nói rằng họ đã tranh cãi với đối tác dựa trên những gì họ đã nhìn thấy. Chia sẻ trong mối quan hệ là điều cần thiết, nhưng bao nhiêu là quá nhiều?

Tại sao người ta lại xem trộm

Đối với một số người, cơ hội để đọc email của đối tác hoặc kiểm tra xem ai đã gửi cho người kia những tin nhắn Facebook quá cám dỗ và khó để vượt qua. Các chuyên gia tâm lý giải thích rằng có 3 lý do chính thôi thúc sự rình mò.

Họ đang nghi ngờ

Khó chịu bởi vì người mà họ đang hẹn hò có vẻ gần như quá tử tế. Vì vậy, họ rình mò để xem liệu rằng có bất kỳ điều gì xấu xa đang ẩn giấu ở người kia hay không?

Họ muốn biết nhiều hơn, sớm hơn
Đôi khi người ta rình mò bởi vì họ muốn biết thêm về đối tác của mình hơn là họ đang chờ đợi. Họ không muốn phải chờ đợi cho mối quan hệ tiến triển để hiểu thêm về đối tác mà muốn họ vội vàng tìm kiếm mọi thứ bằng cách “cày xới” cả thế giới riêng tư của người kia.

Họ chỉ đơn giản là tò mò
Chuyên gia tâm lý nói đây không phải là điều tương tự như nghi ngờ có mục đích bởi vì bạn đang cố tình tìm kiếm thêm thông tin về đối tác sớm hơn. Ở đây bạn không tìm bất cứ điều gì cụ thể - bạn đọc lướt không mục đích, chỉ đơn giản vì bạn thích anh ấy và muốn biết nhiều hơn về anh ấy.
Khoảng 20% ​​các thắc mắc về mối quan hệ mà một chuyên gia tâm lý nhận được từ độc giả trên diễn đàn tư vấn tình cảm là phải làm gì với những hệ lụy từ việc chia sẻ mật khẩu điện thoại và tài khoản cá nhân trên Internet. Trong những trường hợp này, những nghi ngờ luôn đã được xác nhận và nó tồi tệ hơn so với điều người ta đã nghĩ. Những vấn đề mà mọi người tìm thấy thường là sự không chung thủy, sở thích với sex hoặc mối quan hệ nhập nhằng với người cũ.

Qua các phân tích trên, các chuyên gia đưa ra một lời khuyên đơn giản. Đó là “Đừng chia sẻ mật khẩu”, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của một mối quan hệ! Người yêu hoặc chồng không nên là tất cả mọi thứ đối với bạn, và ngược lại. Một chút riêng tư là điều tốt nhưng bạn nên biết cách tìm kiếm sự cân bằng.

Nói dối và giữ bí mật mà sẽ làm tổn thương một ai đó không bao giờ là một ý tưởng tốt, nhưng chia sẻ tất cả mọi thứ cũng có thể dẫn đến nhiều rắc rối không mong muốn. Vì vậy, quan trọng là bạn lựa chọn được một người tương hợp và sẵn sàng nỗ lực để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Theo các chuyên gia tâm lý, rất nhiều đàn ông và phụ nữ không cố gắng tận tâm với tình cảm của mình và rồi thường xuyên phải đi đường tắt, như rình mò, bởi họ đã không hỏi han, chú ý hoặc không dám đối mặt với những nỗi lo lắng, sợ hãi của riêng mình.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước