Có nên né tránh chủ đề phân biệt chủng tộc với con trẻ?

PV-Thứ bảy, ngày 17/04/2021 20:47 GMT+7

VTV.vn- Nghiên cứu mới cho thấy, trẻ em có đủ nhận thức để thảo luận về các vấn đề lớn như phân biệt chủng tộc, nhưng người lớn lại đang chủ động lảng tránh chủ đề này.

Một phân tích của các nhà nghiên cứu tại Khoa Giáo dục của Đại học Monash, Australia cho thấy rằng hành động giữ im lặng của người lớn khi thảo luận về phân biệt chủng tộc có thể trở thành định kiến ăn sâu trong thời thơ ấu và khó thay đổi ở tuổi trưởng thành.

Tác giả chính, nhà tâm lý học và ứng viên tiến sĩ, Hannah Yared chia sẻ: "Thành kiến về chủng tộc bắt đầu từ thời thơ ấu và phát triển dần dần trong suốt cuộc đời, từ đó trở nên ăn sâu và khó thay đổi ở tuổi trưởng thành. Trẻ em cũng thường xuyên là nạn nhân của hành động phân biệt chủng tộc. Trên thực tế, nơi phổ biến nhất mà trẻ em bị phân biệt chủng tộc là trong môi trường học đường". 

Có nên né tránh chủ đề phân biệt chủng tộc với con trẻ? - Ảnh 1.

"Thành kiến chủng tộc có xu hướng thể hiện ra bên ngoài mạnh nhất trong thời thơ ấu và phai dần trong thời kỳ thanh thiếu niên. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy thành kiến chủng tộc bên trong tiềm thức của chúng ta vẫn giữ nguyên từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành", Hannah nói.

Tại sao người lớn lại tránh nói về chủ đề này với trẻ em?

Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Christine Grove và Tiến sĩ Denise Chapman từ Khoa Giáo dục Monash và được xuất bản trên tạp chí Tâm lý học Xã hội về Giáo dục, cho thấy người lớn không thích nói về chủng tộc và họ đặc biệt không muốn nói về vấn đề này với trẻ em.

Các giáo viên thường cảm thấy không được đào tạo đầy đủ để đáp ứng với các lớp học đa dạng về chủng tộc hoặc văn hóa, đồng thời thể hiện sự thiếu tự tin trong việc đối phó với những học sinh đa dạng về chủng tộc và trải nghiệm. Mặt khác, trẻ em biểu lộ năng lực đầy đủ khi thảo luận về chủng tộc, phân biệt chủng tộc hoặc thành kiến về chủng tộc.

Nhiều giáo viên đã chọn cách im lặng khi không chủ động tham gia vào các cuộc thảo luận về chủng tộc, phân biệt chủng tộc hoặc thành kiến chủng tộc. Điều thú vị là họ không đồng ý và cũng không tin rằng phân biệt chủng tộc đã xảy ra trong trường học của mình và cho rằng "trẻ em không nhận thức được về vấn đề này", sau đó thì không bàn luận thêm.

Để chủ đề về phân biệt chủng tộc không còn bị né tránh tại trường học

Nghiên cứu chỉ ra rằng, phớt lờ các chủ đề nhạy cảm không phải là cách để giải quyết hoặc phản đối hiện trạng phân biệt đối xử. Thay vào đó, tránh né chỉ đơn thuần tạo ra những thông tin không chính xác đến những đứa trẻ có vấn đề với chủng tộc và sự hòa nhập", tiến sỹ Hannah nói. "Việc kết hợp phương pháp tiếp cận từ trên xuống và đưa sự hiểu biết về chủng tộc và khả năng chống phân biệt chủng tộc vào chính sách của chính phủ - đảm bảo rằng giáo viên và lãnh đạo trường học có trách nhiệm khuyến khích việc đưa chính sách này vào trường học".

Tuy nhiên, giáo viên và phụ huynh cũng cần được đào tạo để có thể tự tin khi thảo luận về những chủ đề này với trẻ, đồng thời dành đủ không gian và thời gian cho việc này.

"Có lẽ việc tăng cường nhận thức của giáo viên về thành kiến và thế giới quan của chính họ có thể góp phần làm tăng sự tự tin khi thảo luận về lĩnh vực này với trẻ em".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước