Có thể sống chung với bướu cổ?

Kim Hải-Thứ ba, ngày 31/05/2011 13:30 GMT+7

Cụm từ bướu cổ thường được dùng để chỉ những u bướu bất thường xuất hiện ở tuyển giáp trạng của con người. Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng bướu cổ không còn xuất hiện nhiều như trước, do đa phần người dân đã có thói quen sử dụng iốt.

Tuy nhiên, bướu cổ không chỉ xuất phát từ việc thiếu iốt mà còn có những nguyên nhân khác nữa. Vì vậy, việc hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp người dân chủ động phòng tránh, điều trị và có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Tuyến giáp trạng nằm ở cổ, là tuyến nội tiết quan trọng điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi rối loạn chức năng, tuyến giáp có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, chẳng hạn như cường giáp trạng, suy giáp trạng, tuyến giáp trạng xuất hiện u lành tính và đặc biệt nguy hiểm là u ác tính. Bướu cổ thường có ở phụ nữ do đặc điểm về nội tiết, với lứa tuổi phổ biến là trên 30.

PGS.TS Tạ Văn Bình – Viện đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa cho biết: “Lâu nay, nhiều người nghĩ rằng, chỉ có một nguyên nhân duy nhất gây ra bướu cổ, đó là thiếu iốt, nhưng trên thực tế, ngoài thiếu iod, thì những những rối loạn về thần kinh và thể dịch cũng có thể dẫn đến các bệnh của tuyến giáp”.

Để phát hiện sớm bướu cổ, tốt nhất, bạn nên khám bệnh định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Chúng ta có thể tự kiểm tra cho mình bằng cách đơn giản. Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bướu cổ trước tiên vẫn là bổ sung đầy đủ lượng iốt cho cơ thể. Không thiếu cũng không thừa. Đối với thể trạng của người Việt Nam, ngưỡng an toàn cho mỗi người dùng là bổ sung 200mg iốt trong một ngày. Ngoài muối, một số thực phẩm như cá, mắm tôm, nước mắm... cũng rất giàu iốt nên có thể bổ sung thêm từ nguồn thực phẩm này.

Bên cạnh ăn uống đúng cách, người bệnh cũng cần tránh buồn phiền giận dữ, giữ cho tình cảm được ổn định, lạc quan. Nếu đã có dấu hiệu bướu sưng to nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện để xạ trị hay giải phẫu.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước