COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào đến não bộ?

Mai Linh (theo Indiatimes)-Thứ năm, ngày 12/08/2021 09:00 GMT+7

VTV.vn - Vốn được coi là một căn bệnh hô hấp, COVID-19 thực chất còn có khả năng tấn công nhiều cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả não bộ.

Theo một dữ liệu được thu thập gần đây, cứ 7 người nhiễm COVID-19 thì có 1 người mắc phải những chứng bệnh liên quan đến não bộ như sương mù não hay suy giảm trí nhớ. Mặc dù virus không trực tiếp tấn công vào các tế bào não và các dây thần kinh liên quan nhưng nếu diễn biến trở nặng, COVID-19 hoàn toàn có thể gây ra những chứng bệnh chết người như đột quỵ, co giật.

Dấu hiệu của các biến chứng liên quan đến não do virus thường xuất hiện một vài ngày sau khi nhiễm bệnh. Bên cạnh mất trí nhớ, kém chú ý, dễ bị hoang mang, đau đầu hay trầm cảm, não bộ của người mắc COVID-19 còn có thể gặp phải tình trạng thiếu oxy trong thời gian dài dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm hơn nữa.

Tại sao COVID-19 có thể ảnh hưởng đến não bộ?

Nguyên nhân vì sao COVID-19 có khả năng ảnh hưởng đến các tế bào não hiện vẫn còn là một ẩn số chờ các chuyên gia lý giải. Trong quá trình tìm ra đáp án này, một số giả thuyết đã được các nhà nghiên cứu đặt ra bao gồm:

Nhiễm trùng nặng: Ở những trường hợp nghiêm trọng, virus có khả năng xâm nhập và gây viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống). Thực tế trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy vật chất di truyền của virus trong dịch tủy sống của người bệnh.

Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức: Một giả thuyết khác được đặt ra là khi mắc phải COVID-19, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ bị quá tải dẫn đến tình trạng viêm nhiễm dễ dàng xảy ra hơn ở các cơ quan khác.

Cần làm gì để phòng tránh và giảm thiểu tác động của COVID-19 lên não bộ?

- Rèn luyện não bộ: tương tự như cơ bắp, não bộ muốn được khỏe mạnh cũng cần thực hiện nhiều bài tập chuyên dụng. Việc tham gia vào các bài tập, các hoạt động kích thích não bộ giúp cải thiện mức độ tập trung một cách vô cùng hiệu quả.

- Tiêu thụ thực phẩm tốt cho não: các loại thực phẩm này bao gồm rau xanh, quả mọng và cá có chứa nhiều chất béo. Chế độ ăn uống gồm nhiều loại thực phẩm kể trên sẽ giúp cải thiện sức khỏe não bộ và ngăn ngừa chứng rối loạn mạch máu não.

- Thực hành thiền định: thiền định là một trong những cách tốt nhất để xoa dịu tâm trí và tăng cường sự tập trung, đồng thời hạn chế căng thẳng và giúp cơ thể người tập dễ dàng được thư giãn. Hơn thế nữa, thiền định còn có khả năng giúp giảm huyết áp, tăng cường miễn dịch và ổn định lượng đường trong máu.

- Ngủ đúng giờ, đủ giấc: giấc ngủ và sức khỏe của não bộ có một mối liên hệ trực tiếp, mật thiết với nhau. Vì vậy, để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ và giữ tâm trạng ổn định, hãy cố gắng sắp xếp để đi ngủ và thức dậy theo những khung giờ cố định, hợp lí ngay cả dịp cuối tuần.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước