Mạch máu co lại: Cơ thể con người luôn duy trì mức nhiệt 37oC. Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống, các thụ thể trong da phát ra tín hiệu báo động, truyền đến vùng dưới đồi, để giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ. Khi đó, các mạch máu trong cơ thể từ cánh tay, bàn tay, bàn chân đều co lại. Bởi theo Gordon Giesbrecht, giáo sư tại Đại học Manitoba, Canada, nói. "Nếu bạn làm giảm lưu lượng máu đến da sẽ giúp giảm lượng nhiệt tỏa qua da".
Đi tiểu nhiều hơn: Khi cơ thể phải điều tiết nhiều máu và chất lỏng vào các cơ quan trung tâm để giữ ấm, não bộ nhận tín hiệu phải giảm khối lượng chất lỏng tổng thể có thể làm mất nhiều nhiệt, do đó yêu cầu bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Cơ thể run rẩy: Nếu bạn mất nhiều nhiệt hơn so với những gì bạn tạo ra, bạn sẽ bị lạnh. Khi đó, làn da phản ứng bằng cách sởn gai ốc. Đây là hiện tượng giúp cơ thể tạo ra lớp không khí, gia tăng khả năng giữ nhiệt giữa da và lông. Sau đó, cơ thể run rẩy, giúp các nhóm cơ chuyển động mạnh để sản sinh ra nhiệt, nhưng cũng không có hiệu quả cao. Lúc này, bạn nên tự giữ ấm bằng cách mặc thêm quần áo thay vì để cơ thể tự chống lại cái lạnh.
Tâm trạng đi xuống: Nhiệt độ giảm, ban ngày ngắn lại khiến con người dễ bị thiếu vitamin D và rơi vào tâm trạng ủ rũ, chán chường. Hiện tượng này nặng, nhẹ tùy từng cá nhân; một số trường hợp nghiêm trọng sẽ chuyển thành chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.
Tê cóng: Khi nhiệt độ xuống thấp, máu được tập trung vào các cơ quan trung tâm để lưu giữ nhiệt độ tối đa cho cơ thể. Đó là lý do bàn tay, bàn chân, thậm chí cả khuôn mặt, đều bị tê cóng trong thời tiết lạnh. Vì vậy, để giữ ấm toàn bộ cơ thể, bạn nên chú ý bảo vệ đầu, tay, chân với quần áo ấm, găng tay, giày".
Da đỏ: Đỏ mũi, má khi bị lạnh cho thấy máu ở các khu vực này đang được chuyển hướng đến những bộ phận quan trọng hơn như tim, phổi. Chừng nào cơ thể được sưởi ấm, máu sẽ lưu thông bình thường và làm tan biến tình trạng trên.
Khó thở: Hít thở không khí lạnh, khô sẽ khiến đường hô hấp và phổi gặp vấn đề, có thể làm bạn cảm thấy khó thở, thậm chí gây hen suyễn ở những người nhạy cảm với thời tiết. Một lần nữa, vận động, làm nóng cơ thể là biện pháp hữu hiệu nhất hạn chế tình trạng này.
Căng cơ: Bạn có thể cảm thấy cơ bắp căng cứng hơn khi tiếp xúc với cái lạnh. Điều này khiến bạn khó vận động so với thời tiết ấm áp. Bạn nên làm ấm cơ thể bằng một vài động tác khởi động, tránh tình trạng đau nhức do cơ vận động đột ngột. Hãy tiến hành khởi động từ từ để đề phòng các tổn thương về cơ.