Tuy nhiên nếu gió lâu năm thay đổi hướng, dự đoán rằng lượng nước khổng lồ do băng tan chảy đổ vào Đại Tây Dương có thể sinh ra thời kỷ băng hà phạm vi hẹp, làm khí hậu vùng Tây Âu trở nên mát mẻ hơn một cách đáng kể.
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu được thu thập trong hơn 12 năm nay từ các vệ tinh quan sát dòng hải lưu chảy uốn quanh ở vùng Biển Beaufort (được gọi là Beaufort Gyre) tích tụ nước ngọt từ băng tan ra. Kết quả phân tích cho thấy rằng tình trạng băng tan và sự hình thành khối lượng lớn nước ngọt lạnh gây mất ổn định dòng chảy và các chu kỳ ở Đại Tây Dương.
Dòng Beaufort duy trì môi trường vùng cực ở trạng thái cân bằng, giữ lại nước ngọt trong lớp sát bề mặt của Bắc Băng Dương. Nó được hình thành do gió thổi theo chiều kim đồng hồ, tích lũy dần nước ngọt từ băng tan chảy, mưa và nước từ các con sông đổ ra. Nước ngọt nằm ở phía trên lớp nước mặn ấm, bảo vệ lớp băng biển và điều hòa khí hậu Trái đất. Trong nhiều thập kỷ, nước lạnh sau đó chảy vào Đại Tây Dương và được các dòng chảy phía nam mang đi với khối lượng nhỏ.
Kể từ thập niên 1990, dòng hải lưu uốn quanh này tích tụ được gần 8.000 km3 nước ngọt. Nguyên nhân chính là do băng trên biển bị hao hụt vào mùa hè và mùa thu. Về phần mình, lớp băng bao phủ bị tan ra đó lại càng hao hụt hơn do gió, ngăn không cho nước băng chảy vào Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, nếu gió tây dài kỳ thay đổi hướng, thì dòng chảy sẽ bắt đầu quay ngược chiều kim đồng hồ, giải phóng một lượng nước lạnh khổng lồ chảy vào Đại Tây Dương và thay đổi khí hậu khu vực này. Trước đây tại khu vực này, cứ khoảng 5-7 năm gió lại đổi hướng một lần, nên có khả năng tình trạng này sẽ còn tái diễn.
Tình trạng nước xoáy gia tăng thúc đẩy sự pha trộn giữa nước ấm và nước lạnh, điều này cũng gây ảnh hưởng, làm băng tan nhanh hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!