Dự báo thời tiết bằng kinh nghiệm dân gian

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 23/02/2019 07:10 GMT+7

VTV.vn - Từ xa xưa người Việt cổ luôn dựa vào các hiện tượng thiên nhiên, sự thay đổi tập tính của các loài côn trùng và động vật để dự đoán về thời tiết.

Kiến bò về tổ, ong di tản chỗ ở, chuồn chuồn bay thấp hay chớp đằng Đông... là những biểu hiện trời sắp mưa. Trải qua hàng thế kỷ, những tín hiệu "thiên cơ" này đã được người xưa đúc kết và gửi gắm vào các sách cổ, ca dao, tục ngữ…

Hơn 4000 năm lúa nước, cha ông ta đã tìm ra mối quan hệ giữa sự thay đổi thời tiết với quy trình sản xuất để có một mùa vụ thắng lợi. Những câu nói thường được dùng như công thức cho một bài toán gieo cấy lúa đó là "Cày ruộng vào lúc lập đông, thóc lúa đầy đồng" hay "Trăng quầng thì hạn, Trăng tán thì mưa", "Làm ruộng tháng 5 xem Trăng rằm tháng 7". 

Rõ ràng thời tiết luôn gắn liền với đời sống người dân cả thời xưa và ngày nay. Đi đâu, làm gì ai cũng đều phải hỏi về thời tiết. Mọi điều cha ông truyền lại vẫn luôn có một giá trị nhất định trong việc hỗ trợ cũng như dự báo về hiện tượng thời tiết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước