"Giải mã cuộc sống": Từ chiếc nón vua Đồng Khánh đến nón lá bài thơ

PV-Thứ sáu, ngày 18/02/2022 10:16 GMT+7

VTV.vn - Huế xưa có nhiều loại nón, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng đa dạng, từ tầng lớp bình dân cho tới tầng lớp quý tộc.

Trong cuốn sách "Kỹ thuật của người An Nam" có nhắc đến nhiều loại nón như nón dơn bên trong làm bằng lá cọ, bên ngoài lợp lá tre tết lại rồi sơn lên, được nhiều nho sinh, thương nhân đội; nón ba tầm cho đàn bà; nón hôn lễ được dùng khi đón dâu...

Chiếc nón đặc biệt của vua Đồng Khánh

Giải mã cuộc sống: Từ chiếc nón vua Đồng Khánh đến nón lá bài thơ - Ảnh 1.

Bảo tàng Bảo vật Cung đình Huế hiện còn lưu giữ một chiếc nón lá rất đặc biệt. Đây là một hiện vật độc nhất vộ nhị, được đưa về từ lăng vua Đồng Khánh. Đồng Khánh là vị Hoàng đế thứ IX của nhà Nguyễn, ông nguyên là con nuôi của vua Tự Đức, lên ngôi năm 1885 nhưng đến năm 1889, vua Đồng Khánh qua đời vì bệnh nặng khi còn khá trẻ. Như vậy cũng có nghĩa là chiếc nón lá này đã có lịch sử hơn 130 năm. 

Thời vua Đồng Khánh, làng nón lá Thanh Tân được nhắc đến nhiều trong sách sử. Ngôi làng được hình thành từ thế kỉ XIX, có nghề khai thác lá nón, có lò sấy lá, người làng làm áo tơi, chằm nón lá. Đây cũng là những căn cứ khẳng định rằng người Thanh Tân sống nhờ vào nguồn lâm thổ sản tự nhiên trong vùng rừng tiếp giáp với làng. Người làng còn nổi tiếng với nghề khai thác lá cây cọ nhỏ hay còn gọi là cây lá nón - nguyên liệu làm áo tơi và nón lá.

Giải mã cuộc sống: Từ chiếc nón vua Đồng Khánh đến nón lá bài thơ - Ảnh 2.

Một hiện vật đặc biệt thể hiện tinh hoa của người thợ làm nón xứ Huế, có thể khẳng định ngày xưa, các nghệ nhân đã làm nón từ nhiều vùng miền đã hội tụ về đây để làm nên những chiếc nón đặc biệt, gắn liền với một vị Hoàng đế. Nón lá không chỉ là một vật dụng tiện dụng dùng để che nắng, che mưa mà còn là vật trang sức khi kết hợp với trang phục, là lễ vật được ban tặng khi công chúa đi lấy chồng nên được chế tác tỉ mỉ và trang trí những hoạ tiết đặc biệt tinh xảo.

Những tinh hoa ngày xưa, những công thức thất truyển mãi mãi ngủ yên nếu không có ai đủ nhân duyên để đánh thức. Nhà nghiên cứu Trịnh Bách là một trong số ít người đã nhiều năm còn kiên trì gắn bó với hành trình đi tìm hình bóng xưa cho trang phục Việt. Những năm đầu thập niên 90, ông bắt đầu nghiên cứu và phục dựng lại trang phục thời Nguyễn.

Xứ Huế và chiếc nón bài thơ

Giải mã cuộc sống: Từ chiếc nón vua Đồng Khánh đến nón lá bài thơ - Ảnh 3.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những chiếc mũ tiện dụng hơn đã thay thế dần những chiếc nón bình dị xưa. Nhưng với người xứ Huế, những chiếc nón lá vẫn luôn là hình ảnh thân thuộc, gắn bó với người phụ nữ đất Kinh Kỳ. Xứ Huế nổi tiếng với nhiều làng làm nón nhưng chiếc nón bài thơ có xuất xứ từ làng nào? Ai là người đầu tiên nghĩ ra việc đưa bài thơ lên nón?

Làng Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - nơi người dân luôn tự hào vì làng quê họ chính là nơi xuất xứ của chiếc nón bài thơ. Nghề làm nón lá ở Huế đã có từ lâu nhưng nón bài thơ chỉ mới xuất hiện đầu thể kỉ XX.

Giải mã cuộc sống: Từ chiếc nón vua Đồng Khánh đến nón lá bài thơ - Ảnh 4.

Kí ức về câu chuyện của hành trình đưa nón bài thơ đến với những người phụ nữ Huế chính là niềm tự hào của người dân nơi đây. Khoảng năm 1959 - 1960, một người yêu thơ ca trong làng - ông Bùi Quang Bặc - đã có một sáng kiến tình cờ, đó là ép những đoạn thơ vào giữa 2 lớp lá của chiếc nón để tôn vinh vẻ đẹp của một sản phẩm truyền thống. Xuất phát từ tình yêu thơ ca, đưa bài thơ lên nón làm quà tặng cho những người phụ nữ mình yêu mến, tặng những cô bán nón ở chợ Đông Ba, ông Bùi Quang Bặc đã tạo ra chiếc nón bài thơ. Và từ bấy giờ, những chiếc nón bài thơ đã chính thức ra đời. Có lẽ khi rời khỏi xứ Huế, bản thân ông Bùi Quang Bặc cũng không hình dung được rằng sau này chiếc nón bài thơ của mình lại nổi tiếng đến vậy. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước