"Giải mã" nguyên nhân khiến bạn thường “mệt mỏi” sau khi ăn

Mai Linh (theo CNN)-Thứ sáu, ngày 18/08/2023 06:00 GMT+7

Ảnh: Getty Images

VTV.vn - Bữa ăn ngon miệng giúp bạn nạp lại năng lượng, nhưng tại sao chúng ta lại thường cảm thấy càng mệt mỏi hơn sau khi ăn?

Sandra Arévalo, giám đốc y tế và sức khỏe cộng đồng tại Bệnh viện Montefiore Nyack - New York, cho biết nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi sau khi ăn một phần  do sinh lý học cơ bản. Khi con người ăn, phần lớn lượng máu trong cơ thể đi đến các cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn. Sau đó, serotonin - chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng cũng được sản xuất nhiều hơn, đặc biệt là sau các bữa ăn chứa nhiều axit amin thiết yếu tryptophan, được tìm thấy trong thịt gà, phô mai và cá.

Sau đây là một số yếu tố có thể làm tình trạng mệt mỏi sau ăn trở nên trầm trọng.

Bữa ăn nặng hoặc nhiều đường

Một nguyên nhân phổ biến khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn là do bữa ăn quá nặng về cả số lượng và chất lượng. Julie Stefanski, phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cho biết: “Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau mỗi bữa ăn, bạn có thể cân nhắc việc ăn chậm lại một chút và cắt giảm bớt khẩu phần ăn. Bất kể loại thức ăn nào bạn tiêu thụ, khi ăn nhiều hơn những gì cơ thể có thể xử lý, nó sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa số thức ăn đó”.

Ngoài ra, thành phần của một số loại thức ăn cũng có thể góp phần gây ra tình trạng mệt mỏi. Stefanski và Arévalo cho biết, chất béo là loại chất dinh dưỡng khó tiêu hóa nhất vì các phân tử của chúng có kích thước lớn hơn nhiều so với protein hoặc carbs. Các bữa ăn chứa nhiều đường bổ sung hoặc carbohydrate tinh chế cũng có thể gây ra các tác dụng phụ tương tự.

Thiếu ngủ

Kristin Kirkpatrick, một chuyên gia dinh dưỡng tại Cleveland Clinic, cho biết: “Giấc ngủ điều chỉnh nội tiết tố của cơ thể, bao gồm cả nội tiết tố tiêu hóa. Nếu bạn bị thiếu ngủ, cơ thể có khả năng sẽ ức chế một loại hormone làm nhiệm vụ báo hiệu “đã no và không cần ăn thêm”, hoặc làm tăng ghrelin - hormone báo hiệu “cần ăn thêm”. Thiếu ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định, điều tiết cảm xúc và vùng não quản lý lượng thức ăn nạp vào, khiến bạn khó cưỡng lại cảm giác thèm ăn.

Một giấc ngủ đảm bảo là giấc ngủ kéo dài từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm, trong không gian mát mẻ, yên tĩnh, tối.

Các vấn đề về đường huyết

Đối với một số người, tình trạng mệt mỏi sau khi ăn có thể là sự cảnh báo về các vấn đề sức khỏe khác. 

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi sau khi ăn ngay cả khi đã điều chỉnh chế độ ăn, ngủ, bạn nên đi xét nghiệm huyết sắc tố A1c. Theo Stefanski, nếu tỷ lệ đường trong máu và lượng glucose gắn vào huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu cao, cơ thể bạn đang gặp khó khăn trong việc chuyển hóa thức ăn và carbohydrate.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước