Trà đạo từ lâu đã được biết tới là một nét văn hóa vô cùng đặc sắc và tinh tế của người dân Nhật Bản. Thưởng thức trà đạo giúp con người cảm thấy thư thái, tĩnh tâm giữa bộn bề của cuộc sống.
Không gian thưởng thức trà đạo Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam có tên Viên Đức Am (có nghĩa là không gian thanh tịnh đem lại sự tĩnh tâm cho người thưởng trà). Nguyên lý và các phép tắc trong trà đạo Nhật Bản gói gọn trong 4 từ "hòa, kính, tinh, mịch" chỉ sự bình đẳng của mọi người trong trà thất, không gian tĩnh mịch, tinh khiết tạo nên sự thanh bình trong tâm hồn.
Trà đạo được coi là môn nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống của người dân Nhật Bản, thể hiện sự tinh túy của việc thưởng thức trà. Có 3 trường phái trà đạo chính ở Nhật Bản, trong đó, trường phái Urasenke chiếm tới hơn nửa tổng số trà nhân tại xứ sở hoa anh đào.
Tới nay, trà đạo trường phái Urasenke Nhật Bản đã có mặt tại 109 quốc gia trên thế giới. Việc ra mắt Trà thất Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam sẽ góp phần đưa văn hóa trà đạo đến gần hơn với người dân Việt Nam.
Văn hóa trà đạo giúp phát triển du lịch tại Trung Quốc VTV.vn - Tỉnh Quý Châu là nơi sản xuất trà lớn thứ hai tại Trung Quốc. Điều này là một lợi thế rất lớn giúp ngành du lịch tại đây phát triển, nâng cao đời sống của người dân. | Văn hóa uống trà của người Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện và sử dụng lá trà, vì vậy, đây được gọi là “quê hương của trà”. Trà không những có thể chữa bệnh mà còn được dùng để thanh nhiệt giải khát. Ở Trung Quốc, trà được coi là “quốc ẩm”, nó không chỉ đơn thuần là một thứ đồ uống mang tính phổ thông, mà còn là một nét văn hóa đặc sắc. | Di sản văn hóa trà Việt Từ bao đời nay, cây trà đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt. Trà hiện diện trong mọi gia đình người Việt. Khách đến nhà người ta mời trà để mở đầu câu chuyện. Có thể nói, uống trà đã trở thành một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. |
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!