Giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà phố hiện đại. Chức năng chủ yếu của nó là đem ánh sáng và không khí từ bên ngoài vào bên trong ngôi nhà. Bên cạnh đó, nó còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà của bạn.
Đặc biệt, những ngôi nhà với diện tích nhỏ có khá ít khoảng không gian thoáng thì sử dụng giếng trời sẽ tạo ra được một không gian mở giúp tận dụng tối đa phần diện tích thừa và đem lại rất nhiều hiệu quả về kiến trúc cùng nguồn ánh sáng tự nhiên bên ngoài vào căn nhà.
Đầu tiên, trong ngôi nhà, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà vì tại vị trí đó, bạn tận dụng tối đa công năng của nó cho các không gian phòng khách, phòng ngủ, cầu thang, hành lang. Đồng thời, vị trí trung tâm đó làm cho giếng trời hút tầm nhìn, gây ấn tượng thị giác, làm cho cả không gian lớn liền kề cũng trở nên đẹp hơn.
Tuy nhiên, bạn không nhất thiết đặt vị trí giếng trời ở giữa vì dựa vào diện tích xây dựng, vị trí của ngôi nhà để bố trí giếng trời hợp lý. Bạn căn cứ vào thực tế nhu cầu sinh hoạt của gia đình để lựa chọn thiết kế giếng trời hài hòa với không gian thiên nhiên xung quanh.
Tiếp theo, khi thiết kế giếng trời, bạn không nên làm quá nhỏ hoặc quá to, chiều dài giếng trời phụ thuộc vào chiều sâu ngôi nhà và vị trí đặt giếng trời. Kích thước giếng trời phụ thuộc vào tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà nhưng không nên nhỏ hơn 1m vì sẽ gây thiếu thẩm mĩ.
Cuối cùng, gia chủ cần tìm hiểu trước hoặc tham khảo ý kiến của kiến trúc sư khi quyết định thiết kế giếng trời khi tính đến việc lợp mái lấy sáng hợp lý, Đồng thời, khoảng vượt của mái lợp cũng phải hợp lý để tránh mưa tạt trực tiếp vào bên trong ngôi nhà. Việc vừa bảo đảm thông gió vừa bảo đảm mưa không tạt vào nhà cần có sự thiết kế chỉnh chu và thi công đúng kỹ thuật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!