Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngừng khóc đêm?

Khánh Vi (Tổng hợp)-Thứ ba, ngày 20/08/2024 21:29 GMT+7

VTV.vn - Việc giúp trẻ ngừng khóc ngay lập tức là một thách thức lớn đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ, và đây chắc chắn là một trong những vấn đề khiến họ đau đầu nhất.

Trẻ sơ sinh khóc đêm nguyên nhân từ đâu?

Trẻ sơ sinh chưa hình thành được chu kỳ thức ngủ rõ ràng, do trong bụng mẹ, ban ngày trẻ thường ngủ nhiều và ban đêm lại thức để hoạt động. Khi chào đời, trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài, dẫn đến việc vẫn duy trì thói quen như khi còn trong bụng mẹ.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khiến trẻ sơ sinh khóc đêm, để cha mẹ có thể hiểu rõ hơn và xử lý hiệu quả:

- Đói bụng: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thức giấc và khóc vào ban đêm của trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, trẻ cần được ăn thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Khi trẻ cảm thấy đói việc khóc để báo hiệu cũng như biểu đạt nhu cầu mong muốn được ăn

- Cảm giác không thoải mái: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ, áo quần không vừa vặn, tã ướt, hoặc cảm giác đau như rát ở vùng đầu hoặc bụng. Những yếu tố này có thể gây khó chịu, khiến bé quấy khóc vào ban đêm.

- Cảm xúc và sự an toàn: Trong quá trình thích nghi với môi trường bên ngoài sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có thể cảm thấy bất an nếu thiếu sự ôm ấp, vắng mặt âm thanh quen thuộc hoặc cảm giác bị lạc lõng, điều này dễ khiến bé khóc đêm.

- Vấn đề sức khỏe: Một số tình trạng sức khỏe như tiêu chảy, táo bón, cảm lạnh, hoặc nghẹt mũi có thể làm bé khó chịu và gây khóc đêm. Những triệu chứng này khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và đau đớn, làm gián đoạn giấc ngủ của bé.

- Chưa biết cách tự ngủ: Trẻ sơ sinh cần thời gian để học cách tự đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ sâu. Trong quá trình này, bé có thể tỉnh giấc vào ban đêm và khóc đòi cha mẹ hỗ trợ để trở lại giấc ngủ.

Mẹo chữa khóc đêm cho trẻ bằng mẹo dân gian

1. Lá trà xanh

Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngừng khóc đêm? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lá trà xanh từ lâu đã được nhiều bà mẹ bỉm sữa sử dụng như một phương pháp dân gian để chữa chứng khóc đêm ở trẻ. Chỉ cần lấy một nắm lá trà xanh, rửa sạch, giã nhỏ, sau đó đắp lên rốn của trẻ và dùng khăn sữa mỏng băng lại. Cách làm này được cho là giúp làm dịu, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác ấm áp, giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

2. Lá trầu không

Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngừng khóc đêm? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lá trầu không không chỉ có tác dụng giữ ấm bụng cho trẻ mà còn chứa một lượng polyphenol dồi dào, giúp ngăn ngừa các mầm bệnh gây viêm da. Chính vì vậy, sử dụng lá trầu không để chữa chứng khóc đêm ở trẻ là một phương pháp dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng với hai bước đơn giản sau:

Chuẩn bị lá trầu không: Mẹ cần chọn lá trầu không tươi, rửa sạch và lau khô. Sau đó, hơ lá nhẹ trên bếp để làm nóng, tạo sự ấm áp cho trẻ.

Đặt lá trầu không quanh rốn trẻ: Lá trầu không được làm nóng sẽ được đặt quanh rốn trẻ, giúp giữ ấm vùng bụng, tạo cảm giác dễ chịu và an ủi. Đồng thời, polyphenol trong lá trầu không còn giúp bảo vệ trẻ khỏi các mầm bệnh gây viêm da, hỗ trợ bé có giấc ngủ ngon hơn.

3. Gừng tươi

Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngừng khóc đêm? - Ảnh 3.

Gừng tươi sẽ giúp làm ấm cơ thể

Gừng được biết đến với nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, như chữa cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa, và giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon hơn và giảm quấy khóc. Để sử dụng gừng trong việc giúp trẻ ngủ ngon, các bà mẹ chỉ cần thực hiện một quy trình đơn giản: Lấy một củ gừng, rửa sạch, giã nhuyễn, sau đó đun sôi cùng với đường. Cho trẻ uống một chút nước gừng ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể bé ấm lên, giảm quấy khóc và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước