Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, tình trạng nam giới hút thuốc không chỉ gây nguy cơ ung thư cao mà còn liên quan đến việc mất nhiễm sắc thể Y trong cơ thể. Bởi lẽ những chất có trong thuốc lá khiến các tế bào mất đi nhiễm sắc thể Y khi bị đứt gãy chức năng sinh học.
Ông Lars Forsberg, Trung tâm miễn dịch, di truyền học và bệnh lý ở Đại học Uppsala, Thụy Điển cho biết, nhiễm sắc thể Y là một trong hai nhiễm sắc thể quy định giới tính ở nam giới. Đàn ông thường có một cặp nhiễm sắc thể giới tính gồm một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (XY), trong khi phụ nữ thì có hai nhiễm sắc thể X (XX). Thông thường, trong quá trình phân chia tế bào, bản sao của tất cả các nhiễm sắc thể được tạo thành và phân chia thành các tế bào con. Nhưng trong quá trình phức tạp này, các nhiễm sắc thể đôi khi bị mất.
Từ 50 năm trước, các nhà khoa học đã biết rằng nhiễm sắc thể Y có thể biến mất. Mất nhiễm sắc thể Y hay gặp ở nam giới lớn tuổi hơn thanh niên. Nhà nghiên cứu Forsberg và các cộng sự của ông đã đăng tải một phát hiện trên tạp chí Nature Genetics, tiết lộ rằng việc mất nhiễm sắc thể Y trong các tế bào máu có liên quan tới việc tăng nguy cơ ung thư ở nam giới, do các tế bào miễn dịch trong máu có nhiệm vụ chống lại ung thư sẽ bị yếu đi và tổn hại khi thiếu nhiễm sắc thể Y. Nhiệm vụ sau đó của họ là tìm ra yếu tố nào dẫn tới việc nam giới mất nhiễm sắc thể giới tính nam.
Bạn có biết rằng, nhiễm sắc Y rất cần thiết trong cuộc chiến chống ung thư sẽ dần mất đi khi hút nhiều thuốc
Forsberg và các cộng sự đã tập hợp các số liệu sức khỏe từ 6.000 nam giới, thuộc 3 nhóm khác nhau tại Thụy Điển. Những người đàn ông này được hỏi về các yếu tố như tập thể dục, huyết áp, sử dụng rượu bia, hút thuốc và cũng được kiểm tra mẫu máu để các nhà nghiên cứu có thể đánh giá sự tồn tại của nhiễm sắc thể Y trong máu họ.
Kết quả cho thấy, việc mất nhiễm sắc thể Y trong tế bào rất hay gặp ở những nam giới tham gia nghiên cứu thuộc nhóm tuổi 70 - 80 tuổi. Ở nhóm 70 tuổi trở lên, có tới 15,4% mất nhiễm sắc thể Y so với chỉ 4,1% ở nhóm dưới 70 tuổi.
Với những con số trên, các nhà nghiên cứu tiếp tục so sánh những người tham gia ở lối sống và các yếu tố sức khỏe và thấy rằng, ngoài vấn đề tuổi tác, chỉ có hút thuốc liên quan tới việc mất nhiễm sắc thể giới tính nam. Những người hút thuốc có nguy cơ mất nhiễm sắc thể Y cao gấp 2,4 - 4,3 lần so với những người không hút.
Forsberg cũng nhận định rằng, khoa học coaàn thêm các thực nghiệm để chứng minh rằng hút thuốc trực tiếp dẫn tới việc nhiễm sắc thể Y biến mất và giải thích chính xác cơ chế của điều này. Nhưng một số đầu mối trong kết quả nghiên cứu của ông đã khẳng định gần như chắc chắn hút thuốc là thủ phạm: Thứ nhất, nam giới hút nhiều thuốc hơn thì mất nhiều nhiễm sắc thể Y hơn. Thứ hai, trong số những người đàn ông đã cai thuốc, mức độ nhiễm sắc thể Y trong máu của họ không có gì khác biệt lắm so với những người chưa bao giờ hút thuốc.
Mặc dù việc hút thuốc sẽ khiến nhiễm sắc thể Y biến mất, nhưng sau khi cai thuốc thành công, các tế bào sẽ xuất nhiễm sắc thể Y trở lại sau một thời gian ngắn. Đây cũng là một câu chuyện rất đáng bàn, mặc dù việc mất nhiễm sắc thể Y trong máu sẽ không liên quan nhiều đến sự nam tính hay hocrmon, nhưng nhiễm sắc thể này lại liên quan đến giới tính và sự sinh sản. Vậy nên, hút thuốc lá quá nhiều sẽ dẫn đến khả năng sinh ra con gái cao hơn con trai rất nhiều. Ngoài ra, việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, chống chọi với tế bào ung thư.
Chương trình camera giấu kín
Chúng tôi đã giả lập những tình huống hút thuốc lá trong trường học và ghi lại những hình ảnh này trong chương trình camera giấu kín.
Mời quý khán giả cùng theo dõi và tham gia chương trình Giao lưu trực tuyến Thực thi Luật Phòng Chống Tác hại Thuốc lá diễn ra vào 14h30 ngày 28/12 (thứ 6) với sự tham dự của các khách mời là đại diện của Quý Phòng chống tác hại của thuốc lá, lực lượng công an, các chuyên gia y tế hàng đầu...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!