Nét văn hóa của phong tục cúng Táo quân

Lê Hương (VTV8)-Thứ hai, ngày 01/02/2016 11:30 GMT+7

VTV.vn - Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa đặc sắc được lưu truyền trong dân gian.

Phong tục này cũng không nằm ngoài việc hướng tới sự cầu mong bình an, những điều tốt đẹp không chỉ của người dân TT Huế, mà còn là của người dân trên khắp cả nước.

Mâm cúng Táo quân của các gia đình người Huế có vẻ khác với phong tục của nhiều vùng miền trong cả nước vì họ chỉ cúng các loại bánh đặc trưng của vùng đất Cố đô.

Tục cúng ông Táo hay vị Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" mà dân gian thường gọi là Táo Quân hoặc ông Táo. Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt cát hung, phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Người Huế, ngoài những vật thông thường, cúng ông Táo nhất thiết phải có một bộ Táo quân bằng đất nung. Bộ Táo quân này sẽ bày trên bàn thờ suốt năm và đến lễ cúng sang năm sẽ thay bằng một bộ mới. Tuy nhiên, cúng ông Táo thông dụng nhất vẫn là cá chép. Với nhiều người dân Việt Nam, đi mua cá chép vào ngày Tết ông Táo mang nhiều ý nghĩa, ý nghĩa đó đã lan cả sang những em bé nhỏ.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước